HÌNH TƯỢNG ÔNG GIÀ SANTIAGO TRONG TÁC PHẨM ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ CỦA ERNEST HEMINGWAY TỪ KHÁI NIỆM CÁI ĐẸP THUẦN TÚY CỦA KANT

 Ernest Hemingway từ trước đến nay vẫn luôn là hiện tượng văn học nổi bật được nghiên cứu, bình luận sôi nổi trên văn đàn. Hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết của Hemingway đều được xây dựng với những thủ pháp, kĩ thuật độc đáo. Trong số các tác phẩm này, Ông già và biển cả là tác phẩm được giới phê bình nghiên cứu, lý giải nhiều hơn cả ở các phương diện khác nhau. Cho đến thời điểm hiện tại, Ông già và biển cả vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bởi ngày càng có đông đảo độc giả đón nhận cũng như nghiên cứu về tác phẩm này ở nhiều phương diện. 



Trước tiên, có thể nhận thấy hình tượng ông già Santiago là hình tượng quan trọng trong văn học. Tìm hiểu và nghiên cứu về hình tượng nhân vật này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng và văn hóa, thời đại lúc bấy giờ cũng như tác động của hai hình tượng này đến văn học hiện đại và các sáng tác của nhà văn khác. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về hình tượng nhân vật Santiago giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm của hình tượng nhân vật này, từ đó giúp chúng ta có thêm năng lực để lựa chọn cách diễn giải phù hợp với những hiện tượng văn hóa - văn học vẫn còn đang hiện tồn trong đời sống văn hóa - xã hội  ngày nay. Chọn đề tài Tiếp cận hình tượng ông già Santiago sẽ mở ra một góc nhìn và hướng tiếp cận mới khi tìm hiểu hình tượng nhân vật văn học này. 

Thứ hai, khái niệm cái đẹp thuần túy của Kant và triết học Kant nói chung là khối kiến thức và đối tượng nghiên cứu đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực triết học nói riêng và các lĩnh vực liên ngành nói chung. Bản thân Immanuel Kant được cho là một trong những nhà triết học khai sáng có ảnh hưởng nhất từ trước đến nay với những học thuyết của mình về chủ nghĩa duy tâm siêu việt, tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy, các tác phẩm phê bình mỹ học sắc sảo. Các lý thuyết của Kant đã được đem ra để soi chiếu vào các hiện tượng văn học, tâm lý học, xã hội học để làm rõ các đối tượng này. Qua việc đặt vấn đề tiếp nhận này, ta có thể thấy hình tượng ông già Santiago không chỉ là một hình tượng văn học riêng lẻ mà còn liên quan đến hiện tượng văn hóa, xã hội. Đơn cử như ở trường hợp tác phẩm Ông già và biển cả, Santiago không chỉ là nhân vật trong tác phẩm của Hemingway mà thông qua sức hấp dẫn và ý nghĩa của tác phẩm, các nhà  nghiên cứu đã tìm hiểu tác phẩm này dưới nhiều góc độ khác nhau như huyền thoại, tâm lý học, địa danh văn hóa,... Như vậy, hiểu biết về hình tượng Santiago dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đa chiều, tạo điều kiện để lý giải và ứng dụng ý nghĩa những hình tượng này trong  cuộc sống hiện đại. 

Cuối cùng, việc tiếp cận với đề tài này còn liên quan đến lý do giáo dục, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn, tác phẩm Ông già và biển cả được đề xuất trong quá trình dạy học. Vậy nên đề tài sẽ đề xuất phương hướng tiếp nhận phù hợp trong chương trình phổ thông từ góc độ cái đẹp thuần túy Kant gắn liền với hình tượng nhân vật Santiago. Bên cạnh đó, nghiên cứu có thể giúp cho người dạy học có thêm tài liệu và phương pháp giảng dạy mới, giúp cho việc giảng dạy văn học và văn hóa trở nên đa dạng và phong phú hơn. Thông qua những đề xuất xây dựng hoạt động dạy học Ông già và biển cả trong chương trình phổ thông, chúng tôi còn hướng đến vấn đề dạy học tích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại, hội nhập trong thời đại công nghệ 4.0 trong bối cảnh giáo dục hiện nay.

Như vậy, thực hiện đề tài trên không chỉ đến từ niềm yêu thích, hứng thú đối  với đề tài mà còn đóng góp một phần nhỏ vào việc ứng dụng vào thực tiễn vì đề tài tuy được nghiên cứu khá phong phú, tuy nhiên vẫn có thể bàn bạc và tìm hiểu thêm dưới những góc nhìn khác nhau. 

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhóm đề tài nghiên cứu về khái niệm cái đẹp thuần túy của Kant 

Ở nhóm đề tài này, tôi khảo sát và tìm đọc một số đề tài làm rõ hơn về khái niệm hoặc có liên quan đến khái niệm như luận văn thạc sĩ Quan niệm của I.Kant về lý tính trong tác phẩm phê phán lý tính thực hành (2015) của Mai Văn Thương đã chỉ ra mối quan hệ giữa lý tính và đạo đức cũng như cơ chế tác động qua lại giữa hai đối tượng này, luận văn thạc sĩ Vấn Đề Đạo Đức Trong Triết Học Của Immanuel Kant Và Ý Nghĩa Thời Đại (2019) của Đinh Ngọc Hoàng đã khái quát bối cảnh hình thành cơ sở quan niệm đạo đức và trình bày rõ các nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức trong triết học kant và các khái niệm liên quan đến mỹ học trong đó có cái đẹp thuần túy, luận án tiến sĩ Chủ thể nhận thức trong triết học của immanuel kant và ý nghĩa hiện thời của nó (2017) của Nguyễn Vân Hạnh đã phân tích chỉ ra cơ sở của sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học Kant và đánh giá những hạn chế, ý nghĩa hiện thời của nó.

Nhóm đề tài nghiên cứu về tiểu sử, cuộc đời tác giả Ernest Hemingway và tác phẩm Ông già và biển cả

Nhóm đề tài này giới thiệu về cuộc đời của nhà văn Hemingway, khái lược những vấn đề về quan niệm nghệ thuật, tiểu sử, những sự kiện lớn trong cuộc đời của tác giả. Nghiên cứu Literary history of the United States (1957) của Robert E. Spiller đề cập đến sự phát triển của văn học Mỹ, tập trung vào các tác phẩm chính của tiểu thuyết, thơ và kịch, cũng như tiểu sử và tiểu luận phê bình về các tác giả và chủ đề chính. Ernest Hemingway’s religion of man (1962) của Robert P. Weeks đã nghiên cứu về tính chất tượng trưng, mơ hồ, châm biếm và tín ngưỡng trong sáng tác của Ông già và biển cả. Đặc trưng không gian, thời gian và các hình ảnh tượng trưng, huyền thoại trong tiểu thuyết của Hemingway (1995) của Lê Huy Bắc đặt đối tượng nghiên cứu là hình tượng không gian trong hệ thống tác phẩm của Hemingway để nghiên cứu. Ernest Hemingway – Núi băng và Hiệp sĩ (1999) của Lê Huy Bắc bổ sung những nghiên cứu có giá trị về các sáng tác của Hemingway. Ông già và biển cả – cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng (1997) của Đặng Anh Đào phân tích tác phẩm ở những phương diện riêng lẻ như cốt truyện, điểm nhìn,... Từ đó nhìn nhận nhận tác phẩm thông qua ý nghĩa thực và ý nghĩa biểu tượng. Đối thoại và độc thoại nội tâm của Hemingway (1999) của Lê Huy Bắc tìm hiểu yếu tố độc thoại nội tâm trong tác phẩm thông qua nhân vật Santiago, nghiên cứu đã thống kế số lần hiện tượng độc thoại nội tâm và đối thoại dựa trên bản gốc tiếng Anh. Trong bài báo nghiên cứu Hình tượng ông già trong “Ông già và biển cả” của E. Hemingway và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn so sánh (2020) của Nguyễn Thị Hải Phương, Phạm Thị Mỵ, nhóm tác giả đã phân tích tác phẩm trong mối quan hệ đối sánh với tác phẩm Muối của rừng, từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai sáng tác. Đối với trường hợp Một số hình ảnh có tính biểu tượng trong tác phẩm Ông già và biển cả của Ernest Hemingway (2021) của Hán Thị Bích Ngọc, nghiên cứu đã chỉ ra một số hình ảnh mang tính chất biểu tượng của tiểu thuyết Ông già và biển cả, đó là hình tượng nhân vật Santiago, con cá kiếm, bầy cá mập

Nhóm đề tài nghiên cứu về các hướng tiếp cận trong Ông già và biển cả

Nhóm đề tài này đã nghiên cứu những hướng tiếp nhận tác phẩm Ông già và biển cả thông qua một số góc nhìn, phương diện như phê bình cổ mẫu, phê bình sinh thái, dựa trên đặc trưng thể loại,... đặc biệt một số hướng nghiên cứu đã tiếp cận tiểu thuyết dưới góc độ tôn giáo. Tuy nhiên, tiếp nhận Ông già và biển cả dưới góc độ tính Không vẫn còn là dấu hỏi lớn, hứa hẹn mở ra những hướng nghiên cứu mới cho tác phẩm. Trong nghiên cứu Các hướng tiếp nhận Ông già và biển cả của Ernest Hemingway (2014), Nguyễn Thị Hải Yến đã trình bày một số cách tiếp cận cơ bản tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway dưới góc độ truyện hiện thực, truyện cổ tích và huyền thoại. Với Dạy học đoạn trích “Ông già và biển cả” (E. Hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu (2015) của Nghiêm Thị Thúy Nga, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đề ra phương hướng tiếp cận và định hướng trong việc dạy học tác phẩm trong nhà trường. Cụ thể đề tài nghiên cứu tiếp cận Ông già và biển cả qua các cổ mẫu, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy như biết sử dụng các ngữ liệu văn học để giải thích các hiện tượng điển hình hay quen thuộc của cuộc sống… Dạy học trích đoạn tiểu thuyết “Ông già và biển cả”  trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại (2016) của La Thị Minh Thùy đã vận dụng lý thuyết chung - lý luận đặc trưng thể loại trong trường hợp Ông già và biển cả. Với nghiên cứu Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của Northrop Frye (2018) đã mang lại một cái nhìn sơ lược về nghi lễ hiến tế dưới góc độ thuyết nghi lễ của của Northrop Frye.


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT HÌNH TƯỢNG ÔNG GIÀ SANTIAGO VÀ KHÁI NIỆM KHÁI ĐẸP THUẦN TÚY CỦA KANT

1.1. Khái quát hình tượng ông già Santiago ở một số phương diện 

1.1.1. Hành động

Hình tượng ông già Santiago trong tác phẩm Ông già và biển cả thuộc kiểu nhân vật hành động. Nhân vật này ngay từ đầu đến cuối tác phẩm đều có những hành động thực tế, quyết liệt để giành được mục tiêu của mình. Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão đã phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh và sự hành động dũng cảm của một ngư dân sống lâu đời trên biển. Cuộc chiến đã khẳng định được sức mạnh tinh thần và thể chất của ông lão qua nhiều pha hành động trong nhiều ngày lênh đênh trên biển.

Qua những hành động mạnh mẽ của Santiago khi chiến đấu với bầy cá mập giữa biển khơi, chúng ta có thể nhìn ông già Santiago như người anh hùng chinh phục tự nhiên. Trong tác phẩm, ông già Santiago thể hiện một tinh thần kiên cường và sự kiên trì đối diện với biển cả khắc nghiệt. Sự quyết tâm của ông là một hình ảnh của tinh thần anh hùng, một sự hi sinh trong việc chinh phục tự nhiên hoang dã. Con người hành động đã được thể  hiện thông qua sự đối đầu với thử thách thiên nhiên.

1.1.2. Ngoại hình

Trong Ông già và biển cả, Santiago được miêu tả là một người đàn ông đã già, làm ngư dân lênh đênh ở biển đã lâu. Hình ảnh của ông được thể hiện đặc biệt  rõ  nét trong cuộc hành trình của ông trên đại dương mênh mông: “Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vết nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vết sẹo ấy dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn cả những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết sẹo nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kĩ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá” (Ernest Hemingway , 2018, 15) Cho thấy ngoại hình của ông lão là một con người đã gầy gò, một con người tuổi đã về lúc bóng chiều, một con người đã dày dạn trong những cuộc ra khơi đánh cá với những vết sẹo đã để lại trên da thịt của ông. 

Ông chỉ là một ngư dân bình thường, hằng ngày chỉ tập trung vào việc đánh bắt cá trên biển, chỗ nào nhiều cá, chỗ nào ít cá ông đều biết. Cả đời ông hăng say lao động với nghề bắt cá, từ hồi trai trẻ ông lão Santiago đã là một tay đánh cá giỏi, ai cũng biết, cho đến khi già nua khi ông đã có cả một kho tàng kinh nghiệm và lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Tài sản của ông chỉ là một túp lều rách nát làm nơi trú ngụ sau những chuyến ra khơi và con thuyền nhỏ, bộ đồ nghề để lao động.

1.1.3 Tâm lý

Tâm lý của nhân vật Santiago có phần khá phức tạp. Đầu tiên, đây là nhân vật có ý chí và sức chịu đựng đáng kinh ngạc. Trong suốt nhiều ngày liền đánh cá, trong khi con cá bắt đầu mệt và tỏ ra dần khuất phục, ông lão Santiago cũng đã kiệt sức vì tuổi già cộng thêm sự hành hạ suốt hai ngày liền chạy dọc ngang trên biển, chỉ ăn chút cá và uống nước cầm hơi để sống. Nhưng nhân vật này vẫn luôn tự nhủ động viên khích lệ bản thân “mày khỏe, mày luôn khỏe”; “đầu ơi, hãy tỉnh táo, mình sẽ cố thêm một lần nữa” (Ernest Hemingway  2018, 103) hay một ý nghĩ khá ấn tượng và triết lí “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá” (Ernest Hemingway , 2018, 105). Qua suy nghĩ này, có thể thấy được sức chịu đựng của nhân vật luôn thể hiện trong trạng thái lặng lẽ, âm thầm và có sự cô đơn khi một mình mang những gánh nặng không chia sẻ với ai cả. 

Nhân vật này còn có cho mình những ẩn ức tâm lý thể hiện qua nhu cầu thể hiện bản thân và chiến thắng thế lực tự nhiên. Đối với ngư dân, bắt được cá, đặc biệt là những con cá càng to càng là niềm vinh dự, kiêu hãnh lớn. Santiago không chỉ đánh bắt con cá kiếm vì kiếm miếng ăn no, thỏa mãn khát khao chinh phục biển cả mà còn nhằm khẳng định giá trị của mình trong cuộc sống. Ông muốn chứng tỏ bản thân mình là con người có kinh nghiệm nghề nghiệp, có vận may trên biển nhờ những ý chí, cố gắng và lòng dũng cảm chứ không phải kẻ xui xẻo như những người khác đã từng nói. 

Một mặt khác, trong sâu thẳm tâm lý Santiago cũng là một con người bình thường, yếu đuối và đơn độc. Khi đối diện với những khó khăn, nhân vật này luôn chọn cách tự thân vận động, ngay cả khi “lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và không nhìn rõ” (Ernest Hemingway , 2018, 104) hay mệt mỏi, suy sụp đến mức “lòng kiêu hãnh” cũng “đã mất từ lâu” cũng không chịu nhờ đến sự giúp đỡ từ ai. Thay vì chọn cách tìm sự hỗ trợ, nhân vật này bộc lộ căn tính cô độc bằng cách luôn tự âm thầm chịu đựng hay tự trấn an tinh thần mình bằng hàng loạt suy nghĩ. 

1.2. Tư tưởng của Kant về cái đẹp ở một số phương diện 

1.2.1. Phương diện số lượng - Cái đẹp là sản phẩm của phán đoán cá thể 

Theo Kant, ông cho rằng: “Cái đẹp là một phán đoán thẩm mỹ” (Immanuel Kant, 1919, 25), tức là một phán đoán về sự hài lòng của chủ thể đối với một đối tượng. Phán đoán thẩm mỹ là một phán đoán của giác tính, không phải là phán đoán của lý tính hay đạo đức. Phán đoán của lý tính là phán đoán về chân lý, phán đoán của đạo đức là phán đoán về thiện ác. Phán đoán thẩm mỹ không dựa trên bất kỳ khái niệm nào, mà chỉ dựa trên cảm xúc và sự thích thú của chủ thể.

Do đó, cái đẹp là sản phẩm của phán đoán cá thể. Mỗi người đều có một cảm quan thẩm mỹ khác nhau, và do đó, mỗi người đều có thể có những phán đoán thẩm mỹ khác nhau về một đối tượng. Ví dụ, một người có thể thấy một bức tranh đẹp, nhưng một người khác lại thấy bức tranh đó không đẹp. Đây là điều hoàn toàn bình thường, bởi vì cái đẹp là một vấn đề của cảm xúc, và cảm xúc thì không thể bắt buộc ai đó phải đồng nhất.

1.2.2. Phương diện chất lượng - Cái đẹp là đối tượng của sự hài lòng

Về phương diện chất lượng, Kant cho rằng: “Cái đẹp là đối tượng của sự hài lòng” (Immanuel Kant, 1919, 25) Sự hài lòng này là một sự hài lòng vô tư, không có mục đích nào khác ngoài sự hài lòng đơn thuần. Nó không phải là sự hài lòng mang tính tiện lợi, như khi chúng ta hài lòng với một món ăn ngon hay một chiếc áo đẹp. Sự hài lòng về cái đẹp là sự hài lòng mang tính thẩm mỹ, nó xuất phát từ sự thưởng thức vẻ đẹp của đối tượng, không phải gắn đối tượng này trong tương quan so sánh với những đối tượng khác hoặc gắn với phương diện đạo đức luân lý, bối cảnh xã hội nào. Sự hài lòng này cũng là hài lòng một cách tương đối của chủ thể đánh giá cái đẹp. 

Kant phân biệt giữa sự hài lòng về cái đẹp và sự hài lòng về cái hữu dụng. Cái hữu dụng là đối tượng của sự thích thú, còn cái đẹp là đối tượng của sự hài lòng. Sự thích thú là một cảm xúc mang tính chủ quan, nó không có tính phổ biến. Còn sự hài lòng là một cảm xúc mang tính khách quan, nó có thể được chia sẻ bởi nhiều người.

1.2.3. Phương diện quan hệ - Cái đẹp không gắn với sự quy định khái niệm

Về phương diện quan hệ, Kant đưa quan niệm: “Cái đẹp không gắn với sự quy định khái niệm” (Immanuel Kant, 1919, 25) Cái đẹp không phải là một thuộc tính của đối tượng, mà là một phán đoán của chủ thể. Do đó, cái đẹp không thể được định nghĩa bằng bất kỳ khái niệm nào.

Ví dụ như khi chúng ta có thể định nghĩa một bông hoa là một thực vật có hoa, có màu sắc và hương thơm. Chúng ta cũng có thể định nghĩa một bức tranh là một tác phẩm nghệ thuật được vẽ trên một mặt phẳng. Tuy nhiên, chúng ta không thể định nghĩa một bông hoa là đẹp, hay một bức tranh là đẹp. Bởi vì cái đẹp là một phán đoán của chủ thể, và mỗi người đều có thể có những phán đoán thẩm mỹ khác nhau.

Tóm lại, theo Kant, cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ, nó là đối tượng của sự hài lòng vô tư và không gắn với sự quy định khái niệm. Tư tưởng của Kant về cái đẹp đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của mỹ học hiện đại. Tư tưởng của Kant về cái đẹp là một đóng góp quan trọng cho mỹ học hiện đại. Nó đã giúp giải thích bản chất của cái đẹp một cách khoa học và khách quan. Tư tưởng của Kant về cái đẹp đã góp phần xóa bỏ quan niệm về cái đẹp là một thuộc tính của đối tượng. Nó đã cho thấy rằng cái đẹp là một phán đoán của chủ thể, và do đó, nó mang tính đa dạng và không thể bắt buộc ai đó phải đồng nhất.

1.3. Đặc điểm của “Cái đẹp thuần túy” theo Kant

Theo triết học của Immanuel Kant, cái đẹp thuần túy là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ tồn tại trong ý thức của chủ thể thẩm mỹ, không phụ thuộc vào bất kỳ đối tượng cụ thể nào. Cái đẹp thuần túy được thể hiện qua sự hài lòng tất yếu, nhưng độc lập với khái niệm.

1.3.1. Tính phi lịch sử 

Theo quan điểm mỹ học của Kant, một sản phẩm, đối tượng được cho là “cái đẹp thuần túy” sẽ là đối tượng mang vẻ đẹp cao cả, tách biệt ra khỏi các phương diện như xã hội, đời sống, lao động. Tính phi lịch sử thể hiện trong cái đẹp thuần túy ở chỗ nó không phụ thuộc vào thời gian và không gian, không bị chi phối bởi những yếu tố cụ thể của một thời đại, một nền văn hóa nào đó. Cái đẹp thuần túy là cái đẹp mang tính phổ quát, có thể được cảm nhận bởi bất kỳ ai, bất kể thời đại, giai cấp hay nền văn hóa họ sinh sống. Cái đẹp ở đây cần được thừa nhận là một đối tượng tất yếu làm cho mọi người thích thú độc lập với mọi khái niệm của lý tính (không dựa trên khái niệm). Cái đẹp không có từ tiên nghiệm hay từ thực tiễn. Nó mang tính tất yếu nhưng lại không thể nào đưa ra một khái niệm về bản thân nó.

Về phương diện hình thức, cái đẹp thuần túy thường mang những hình thức đơn giản, hài hòa, cân đối. Những hình thức này không bị chi phối bởi những trào lưu thời thượng, mà luôn mang tính trường tồn. Ví dụ như hình tượng con người trong nghệ thuật cổ điển thường được khắc họa với những đường nét cân đối, hài hòa, thể hiện vẻ đẹp vĩnh cửu của con người.

Về phương diện nội dung, cái đẹp thuần túy thường mang những nội dung gần gũi với bản chất con người, thể hiện những giá trị nhân văn cao cả. Những nội dung này không bị giới hạn bởi những quan niệm của một thời đại, mà luôn mang tính phổ quát, có thể được cảm nhận bởi bất kỳ ai. Như khi viết về chủ đề tình yêu, tình mẫu tử, tình bạn,... là những chủ đề mang tính phổ quát, được thể hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật ở nhiều thời đại khác nhau.

Về cảm xúc, cái đẹp thuần túy thường gợi lên những cảm xúc tích cực, trong sáng, cao đẹp. Những cảm xúc này không bị chi phối bởi những cảm xúc cá nhân, mà luôn mang tính khách quan, có thể được chia sẻ bởi nhiều người. Như khi ta ngắm nhìn một bông hoa đẹp, ta sẽ cảm thấy vui vẻ, thư thái. Khi ta nghe một bản nhạc hay, ta sẽ cảm thấy xúc động, thăng hoa. 

Tính phi lịch sử của cái đẹp thuần túy là một trong những đặc điểm quan trọng của cái đẹp. Nó giúp cho cái đẹp có thể vượt qua những giới hạn của thời gian và không gian, trở thành một giá trị thẩm mỹ trường tồn, có ý nghĩa to lớn đối với con người.

1.3.2. Tính hài hòa

Tính hài hòa là sự thống nhất giữa những phần khác nhau của một đối tượng, tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn, cân đối, hợp lý. Tính hài hòa là một yêu cầu cơ bản của cái đẹp, nó giúp cho cái đẹp trở nên dễ dàng tiếp nhận và cảm nhận bởi con người. Cái đẹp thuần túy là đối tượng của một sự hài lòng tất yếu, nghĩa là tất cả những người có năng lực thẩm mỹ đều sẽ cảm thấy hài lòng khi tiếp xúc với nó. Sự hài lòng này không phải là một sự thích thú chủ quan, mà là một sự hài lòng mang tính phổ quát.

Về phương diện hình thức, cái đẹp thuần túy thường mang những hình thức đơn giản, hài hòa, cân đối. Những hình thức này tạo nên một cảm giác dễ chịu, thư thái cho người thưởng thức. Ví dụ, hình tượng con người trong nghệ thuật cổ điển thường được khắc họa với những đường nét cân đối, hài hòa, thể hiện vẻ đẹp cân xứng, hài hòa của con người.

Về phương diện nội dung, cái đẹp thuần túy thường mang những nội dung gần gũi với bản chất con người, thể hiện những giá trị nhân văn cao cả. Những nội dung này mang tính thống nhất, hài hòa, tạo nên một cảm giác trọn vẹn, viên mãn cho người thưởng thức. 

Về phương diện cảm xúc, cái đẹp thuần túy thường gợi lên những cảm xúc tích cực, trong sáng, cao đẹp. Những cảm xúc này mang tính hài hòa, thống nhất, tạo nên một cảm giác thỏa mãn, thăng hoa cho người thưởng thức. Ví dụ, khi ta ngắm nhìn một bông hoa đẹp, ta sẽ cảm thấy vui vẻ, thư thái. Khi ta nghe một bản nhạc hay, ta sẽ cảm thấy xúc động, thăng hoa. cái đẹp mang lại cảm giác êm ái, tình cảm về hòa điệu. Cái đẹp là cái làm ta vui sướng, thỏa mãn. Ta trực tiếp say mê cái đẹp nhưng ta không trực tiếp say mê cảm giác của những cái cao cả đem lại.

Như vậy, tính hài hòa là một đặc điểm quan trọng của cái đẹp thuần túy. Nó giúp cho cái đẹp trở nên dễ dàng tiếp nhận và cảm nhận bởi con người, đồng thời thể hiện những giá trị thẩm mỹ cao cả, trường tồn.


1.3.3. Tính độc lập

Cái đẹp thuần túy không phụ thuộc vào bất kỳ khái niệm nào, nghĩa là không thể dùng bất kỳ khái niệm nào để định nghĩa hay giải thích cái đẹp thuần túy. Cái đẹp thuần túy là một phạm trù tự thân, nó tồn tại như một thực thể khách quan, độc lập với ý thức của chủ thể thẩm mỹ. Ngoài ra, cái đẹp thuần túy là kết quả của sự tự do của trí tưởng tượng, nghĩa là không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy luật hay nguyên tắc nào. Cái đẹp thuần túy là sự hài hòa giữa trí tưởng tượng và lý tính, giữa cảm xúc và tư duy mà ở đây đối tượng được nhắc đến “ không phải là tổng hợp của mọi thứ có thể được nhận biết trong một thời kì mà nó là một tập hợp phức tạp các mối quan hệ giữa các tri thức được sản sinh ra trong một thời kì cụ thể và các qui tắc mà nhờ đó những tri thức mới có thể được sản sinh” (Sara Mills, 2021) Như vậy, tính độc lập của cái đẹp thuần túy được thể hiện ở nó chỗ không phải là toàn bộ tri thức của một thời đại hay là nhân sinh quan chủ đạo của một thời kì mà là các mối quan hệ qua lại giữa các luồng tri thức. Từ đó, quy định cái gì được nói và cái gì thì không. Cái đẹp lúc này độc lập với mọi sự rung động cá nhân là kết quả của phán đoán thẩm mỹ dựa trên cơ sở những năng lực thẩm mỹ và nó không phụ thuộc vào bất kỳ khái niệm nào. Vẻ đẹp cũng không phải là một thuộc tính của đối tượng mà là một vẻ đẹp hình thức đơn thuần, tự tồn. Tuy nhiên, hạn chế của Kant khi đề cập đến cái đẹp trong phương diện tương quan là đã coi trọng hình thức bên ngoài, coi hình thức là tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp. Điều này đã ảnh hưởng tới xu hướng trọng hình thức của nhiều nhà nghệ thuật sau này.

Theo Kant, cái đẹp là cái có tính chất như sau: không nhờ khái niệm, tức là không nhờ vào các phạm trù của lý tính mà làm thành đối tượng của một khoái cảm phổ biến. Cái đẹp phải gợi lên trực tiếp một khoái cảm phổ biến mà không liên quan đến bất kỳ quy tắc phổ biến nào (như khái niệm, quy tắc đạo đức…). Vậy cái đẹp ở phương diện lượng mang bản chất là cái đơn nhất nhưng phán đoán thẩm mỹ về cái đẹp có thể truyền đạt cảm xúc của chủ thể đến mọi người tạo nên tính phổ biến của cái đẹp. Tính phổ biến ở đây mang tính phổ biến chủ quan.

Tóm lại, khái niệm cái đẹp thuần túy của Kant đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của mỹ học hiện đại. Nó đã góp phần làm cho mỹ học thoát khỏi sự phụ thuộc vào các quan niệm duy vật, kinh tế, xã hội,... và trở thành một môn khoa học độc lập, nghiên cứu về bản chất của cái đẹp.



CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN CÁI ĐẸP THUẦN TÚY TRONG HÌNH TƯỢNG ÔNG GIÀ SANTIAGO TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ CỦA ENERST HEMINGWAY

2.1. Hình tượng ông già Santiago gắn liền với cái đẹp “không khái niệm”

2.1.1. “Không khái niệm” về sự hiện diện

Như thế nào thì được xếp vào là có khái niệm,theo Kant nhận định: “Đẹp là cái gì được nhận thức như là đối tượng của một sự hài lòng tất yếu, nhưng độc lập với khái niệm” tức là ông đang khẳng định cái đẹp không cần đến một khái niệm cụ thể, hay cũng chính là, bản thân nó cũng không phải là một khái niệm. 

Trong tác phẩm, Santiago chỉ là một người đánh cá kiểu bình thường, không sự công nhận của mọi người, thậm chí những người xung quanh còn cho rằng ông là kẻ mang số phận xui xẻo. Khi không được thừa nhận, được chú ý như vậy, liệu bản thân ông có được gọi là “đẹp” trong mắt những người xung quanh hay không? Ta có thể thấy rằng, dựa trên những gì Kant quan niệm về cái đẹp thuần túy, cái đẹp thuần túy là cái đẹp tự thân, con người sinh ra đã là một vẻ đẹp, việc Santiago được sinh ra, chưa cần biết nhân vật làm công việc cao quý hay không, chưa cần biết ông dũng cảm như tráng sĩ trong lần bắt được con cá kiếm ấy hay không, trong bản chất ông đã là một người đẹp rồi. 

Cái đẹp của ông lão đánh cá đó là sự tồn tại của một con người với cái ngã không bản sắc. Thực tế cho điều này, Santiago không hiện hữu với sự tôn trọng và kính nể của một ai khác mà ông đẹp bởi sự tự ý thức vẻ đẹp của mình như GS.TS Trần Đình Sử trên Văn học và tuổi trẻ số tháng 10, năm 2008 trình bày về vài nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Hemingway: “Về nghệ thuật, nét đặc sắc của Hemingway trong tác phẩm này là sáng tạo ra con người như một ý thức về mình. Mọi sự vật, hoạt động khách quan đều được đưa vào ý thức ông lão. Và vì như vậy, việc sử dụng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm mới có ý nghĩa. Con người ý thức của lão Santiago cho thấy lão đã chiến đấu bằng toàn bộ thâm tâm, bằng hữu thức và vô thức. Chỉ nói về lời độc thoại nôi tâm mà không nói đến mục đích nghệ thuật của thủ pháp ấy trong việc xây dựng hình tượng con người thì chưa hiểu thi pháp của tác giả.” (Trần Đình Sử, 2008, 1) Hay nói đúng hơn, trong mắt của xã hội, lão đánh cá vẫn bị hắt hủi, không thừa nhận và chẳng được chú ý: “Nhưng sau bốn mươi ngày không câu được cá, cha mẹ thằng bé bảo nó rằng rốt cuộc bây giờ ông lão đã hoàn toàn salao, cách diễn đạt tệ nhất của vận rủi, rồi buộc nó đi theo thuyền khác và ngay trong tuần lễ đầu tiên chiếc thuyền ấy đã câu được ba con cá lớn.” (Ernest Hemingway , 2018, 2) Đó là biểu hiện của cái đẹp thuần túy vì bản chất cái đẹp không phải đến từ sự tác động của môi trường xung quanh. Santiago là một bản thể, và hiển nhiên mỗi bản thể đều có những cái đẹp riêng nếu như chúng ta không nhìn thấy được chính mình trong cái vẻ đẹp mà mình hiện hữu thì rõ ràng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy được cái đẹp của một ai đó hay một điều gì đó. 

2.1.2. “Không khái niệm” về không gian, thời gian

Về không gian, xung quanh ông lão Santiago chỉ có hai loại không gian chính: không gian biển và không gian đất liền. Tuy nhiên, sự hiện diện của con người, các hoạt động xuất hiện rất mờ nhạt. Sự hiện diện về nơi ở trên đất liền của Santiago chỉ là các dấu vết của ông trong túp lều cũ: “ông lão dựng cột buồm với lá buồm quấn quanh vào vách”; “trong lều có cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cái bếp” (Ernest Hemingway, 2015, 13) và có những lúc nhân vật này cảm thấy mình cũng không hoàn toàn thuộc về đại dương. Đứng trước biển, Santiago hình dung “Đại dương tử tế và rất đẹp. Nhưng nó có thể rất độc ác và tráo trở bất thình lình; còn loài chim kia thì phải bay, nhào xuống săn mồi; và tiếng kêu thảng thốt, khẽ khàng của chúng lại quá yếu ớt giữa trùng khơi.” (Ernest Hemingway, 2015, 26) Như vậy, không gian xung quanh Santiago hầu như chỉ có bãi biển là chủ yếu, con người xuất hiện rất mờ nhạt. Có thể đặt vấn đề, nếu không có biển, người ta có biết đến ông già không, nếu không có biển, nhân vật này có là Santiago với những phẩm chất đẹp đẽ, kiên cường, dám chinh phục thiên nhiên hay không? Khi không xuất hiện trước biển, Santiago vẫn hiện lên là con người với những nhu cầu, hoạt động bản năng đời thường, khi mệt mỏi tìm về nơi nghỉ ngơi “trong căn lều, ông lão lại ngủ. Lão vẫn úp mặt ngủ” (Ernest Hemingway, 2018, 118), “Giường là bạn của ta. Chỉ có giường thôi” (Ernest Hemingway, 2018, 111) Hình tượng nhân vật này không chỉ đẹp chỉ khi đứng trước biển cả mà khi trở về không gian đất liền, nhân vật này vẫn toát ra vẻ đẹp thuộc về bản năng của con người mà theo như William Shakespear, đó là vẻ đẹp sánh ngang cả chúa trời, cần được con người tôn vinh. 

Về thời gian trong tác phẩm, thời gian thường gắn với con số 84 ngày lênh đênh trên biển cả chưa bắt được cá và sự thay đổi của thời gian trong những ngày này:  “Biển đen ngòm, ánh nắng tạo thành những hình lăng trụ trong nước. Những cụm rong bể dày đặc bây giờ đã bị nhòa đi bởi mặt trời lên cao và ánh sáng chỉ còn là những khối lăng trụ đồ số trong làn nước thẫm.” (Ernest Hemingway , 2015, 36) Con số 84 ngày nhằm ám chỉ sự kéo dài lê thê của thời gian, nhằm khắc họa những vất vả mà ông lão trải qua còn được tính bằng nhiều ngày lênh đênh trên biển. Tuy nhiên, nếu không có con số 84 ấy, hình ảnh ông lão tự chống chọi dưới cái khắc nghiệt của tự nhiên và chiến đấu với bầy cá mập vẫn là một hình ảnh đẹp bất diệt và độc lập. 

 Cái đẹp thuần túy là cái đẹp không bị ảnh hưởng bởi không gian, thời gian, nói cách khác, nó mang tính chất vĩnh hằng, bất biến, nếu tách không gian và thời gian (những con số xuất hiện trong tác phẩm) ra, Santiago vẫn mang nét đẹp toát ra từ phẩm chất và hành động tự thân lý tưởng của mình. 

2.1.3. “Không khái niệm” về điềm báo 

Trong Ông già và biển cả, hình tượng nhân vật Santiago được khắc họa tâm lý rõ nét hơn qua các điềm báo biểu hiện ở những giấc mơ. Ông lão đã có những giấc mơ về những con sư tử. Trong quan niệm Kitô giáo, Sư tử là biểu tượng cho sự phục sinh. Vàtrong câu kết của tác phẩm “Phía trên con đường, trong căn lều ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ, thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. Ông đang mơ về những con sư tử” (Ernest Hemingway, 2015, 98). Nếu hiểu Sư tử là biểu hiện của sự hồi sinh thì kết thức tác phẩm cũng là một kết thúc lạc quan và cách đặt vấn đề cũng rất Hemingway, ông đã vận dụng nguyên tắc bỏ sót ở đây. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận biểu tượng này dưới khái niệm cái đẹp thuần túy, ta có thể thấy được điềm báo hay giấc mơ là kết quả của sự vận động dòng ý thức với những phương diện trừu tượng như vô thức, tiềm thức và ý thức. Qua đó có thể thấy bản chất của cái đẹp trong các giấc mơ là chính nó chứ không cần gán ý nghĩa giấc mơ cho tính chất của xã hội, chính trị hay hiện thực trong tác phẩm. 

2.2. Hình tượng ông già Santiago gắn liền với cái đẹp hài hòa tương đối

2.2.1. Hành động chiến đấu với sinh vật tự nhiên

Hình tượng nhân vật Santiago gắn liền với cái đẹp hài hòa trong từng cảnh tượng chiến đấu với thế giới tự nhiên. Ông đã phải tự mình chống chọi với những sinh vật được cho là sự kì vĩ của thiên nhiên. Hình ảnh con cá kiếm hiện lên không chỉ sống động mà còn mạnh mẽ, kiên cường và đầy sức sống “những vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá… nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình” (Ernest Hemingway, 2018, 117) Bên cạnh đó, hình ảnh con cá kiếm cũng tượng trưng cho những khó khăn, thử thách mà con người phải vượt qua. Khát vọng bảo vệ con cá kiếm đến cùng được đẩy lên cao trào khi có sự xuất hiện bất ngờ của bầy cá mập. Santiago đã mất nhiều ngày để bắt được con cá kiếm nhưng sự xuất hiện của bầy cá mập trở thành mối đe dọa. Santiago bất chấp cả việc cơ thể bị thương quyết tâm bảo vệ con cá kiếm bằng mọi giá “lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao xuống” (Ernest Hemingway , 2015, 94) Nhân vật này ngay từ đầu đến cuối tác phẩm đều có những hành động thực tế, quyết liệt để giành được mục tiêu, thành quả của mình. Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão đã phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh và sự hành động dũng cảm của một ngư dân sống lâu đời trên biển. Cuộc chiến đã khẳng định được sức mạnh tinh thần và thể chất của ông lão qua nhiều pha hành động trong nhiều ngày lênh đênh trên biển như: “Lão già lấy hết sức bình sinh, nắm chắc tay lái, thẳng cánh, vụt túi bụi ra bốn phía"; “Thành quả lao động được làm nên bằng mồ hôi và máu, không thể nào để đàn cá dữ cướp đi. Nhanh nhẹn và dũng mãnh, lão tháo tay lái làm vũ khí chiến đấu.” (Ernest Hemingway, 2015, 94) 

Qua những hành động mạnh mẽ của Santiago khi chiến đấu với bầy cá mập giữa biển khơi, chúng ta có thể nhìn ông già Santiago như người anh hùng chinh phục tự nhiên. Trong tác phẩm, ông già Santiago thể hiện một tinh thần kiên cường và sự kiên trì đối diện với biển cả khắc nghiệt. Sự quyết tâm của ông là một hình ảnh của tinh thần anh hùng, một sự hi sinh trong việc chinh phục tự nhiên hoang dã. Con người hành động đã được thể  hiện thông qua sự đối đầu với thử thách thiên nhiên.

Tuy thành quả cuối cùng Santiago nhận lại được chỉ là con cá kiếm không còn nguyên vẹn, nhưng về bản chất nhân vật này vẫn mang trong mình vẻ đẹp của một người chiến binh và độc giả cũng có cho mình những hài lòng tương đối về hình ảnh này. 

2.2.2. Vẻ đẹp giản dị đời thường

Trong Ông già và biển cả, Santiago được miêu tả là một người đàn ông đã già, làm ngư dân lênh đênh ở biển đã lâu. Hình ảnh của ông được thể hiện đặc biệt rõ nét trong cuộc hành trình của ông trên đại dương mênh mông: “Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vết nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vết sẹo ấy dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn cả những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết sẹo nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kĩ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá” (Ernest Hemingway, 2018, 15) Cho thấy ngoại hình của ông lão là một con người đã gầy gò, một con người tuổi đã về lúc bóng chiều, một con người đã dày dạn trong những cuộc ra khơi đánh cá với những vết sẹo đã để lại trên da thịt của ông. Ông chỉ là một ngư dân bình thường, hằng ngày chỉ tập trung vào việc đánh bắt cá trên biển, chỗ nào nhiều cá, chỗ nào ít cá ông đều biết. Cả đời ông hăng say lao động với nghề bắt cá, từ hồi trai trẻ ông lão Santiago đã là một tay đánh cá giỏi, ai cũng biết, cho đến khi già nua khi ông đã có cả một kho tàng kinh nghiệm và lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Tài sản của ông chỉ là một túp lều rách nát làm nơi trú ngụ sau những chuyến ra khơi và con thuyền nhỏ, bộ đồ nghề để lao động. Ông còn được khẳng định là người đánh cá giỏi giang nhất từ trước đến nay “có nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ đại nhưng ông là ‘người duy nhất” (Ernest Hemingway, 2018, 3)

Nếu gắn với hoàn cảnh xã hội, Santiago chỉ là một con người bình thường, thậm chí còn có phần khốn khổ, cô độc khi về già nhưng nếu xem xét đây là một đối tượng độc lập, ta có thể thấy được vẻ đẹp của Santiago toát lên từ sự giản dị, là đại diện cho con người lao động tự thân tạo ra thành quả bằng chính năng lực của mình. Đến đây, bi kịch chuyển vào trong bản thân cái đẹp. Ở Ông già và biển cả, bất cứ cái đẹp nào cũng chứa đựng yếu tố không đẹp. nói cách khác, các hình tượng nghệ thuật ở đây đã mang tính nước đôi (chữ dùng của M.Kundera). Xấu- tốt, yếu - mạnh, dũng cảm- yếu đuối…đều có thể tồn tại trong bất kì vật thể nào. Nhà văn đặt vấn đề bi kịch của tồn tại. Muốn sống đẹp, con người phải biết tiêu diệt cái xấu trong Cái Đẹp và hơn thế nữa, đôi khi chỉ vì lí do tồn tại, họ phải tiêu diệt chính cái đẹp mà bản thân họ trân trọng, muốn gìn giữ.

2.2.3. Sức mạnh tinh thần phi thường, mạnh mẽ

Ông lão Santiago trong quá trình chiến đấu đã thể hiện được mình là một con người sắt thép với sức chịu đựng mãnh liệt. Ngay cả khi ông bị bầy cá mập làm cho mệt mỏi đến mức nào thì “Ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán. Lão không ngại chuyện hoa mắt.” (Ernest Hemingway, 2015, 127) Sự rắn rỏi, ngoan cường của một con người nhỏ bé, đơn độc đã trở thành đối thủ đáng gờm của tự nhiên. Bên cạnh đó, cho dù tỏ ra mình là người có sự chịu đựng bền bỉ, ngoan cường nhưng cũng đồng thời bộc lộ sự đơn thương độc mã trên hành trình tìm kiếm thành quả lao động của mình. Sự đơn độc ấy càng làm tăng lên độ mạnh mẽ, gan lì của ông lão khi dám một mình chống chọi với tự nhiên: "Một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu" (Ernest Hemingway , 2018, 15) Santiago đến bạn bè cũng không có, ngoại trừ chú bé Manolin. Tuy nhiên, mấy tháng trời đi biển mà chẳng bắt được con cá nào nên bố mẹ cậu bé bắt phải sang con thuyền khác, không cho cậu bé đi với ông lão Santiago nữa. Ông lão già nua lại cô độc ra biển, lủi thủi một mình mà không có ai để trò chuyện hay tâm sự. Giữa mặt biển rộng lớn mênh mông, ông lão phải một mình chiến đấu với sự sống và cái chết, giữa bản thân nhỏ bé với thiên nhiên bao la, sâu thẳm kia, giữa tấn công hay lùi bước. Lão tự thoát khỏi cô đơn bằng cách nói thật lớn một mình để xua tan đi nỗi cô độc cứ đeo bám dai dẳng tấm thân gầy gò này: "Ngày xưa khi lủi thủi một mình, lão thường hát; thỉnh thoảng lão hát vào ban đêm cô đơn trong phiên trực lái trên những chiếc thuyền buồm đánh cá hay thuyền săn rùa. Có lẽ lão bắt đầu nói lớn khi chỉ có một mình, khi thằng bé ra đi" (Ernest Hemingway, 2018, 32) . Nhiều lúc và nhất là khi gặp khó khăn, lão lại nhớ đến chú bé Manolin và nói thật to rằng: "Giá như mình có thằng bé" (Ernest Hemingway, 2018, 35), lão nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, thể hiện mong muốn có cậu bé Manolin ở đây, trên con thuyền ngay lúc này. Cậu bé sẽ là người chia sẻ những niềm vui khi bắt được cá lớn, chia sẻ những nỗi buồn khi biển có bão, khi không bắt được bất cứ con cá nào. Chính lão cũng nhận ra rằng, con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng, nhưng Santiago cũng không thể làm gì hơn. Lão phải một mình đối mặt với sự cô độc ấy.

Rõ ràng, sự bền bỉ trong tinh thần phi thường, mạnh mẽ ấy của lão già đó được xuất phát từ chính con người của lão. Hay nói một cách dễ hiểu, đó là bản chất của nhân vật Santiago, không ai ép lão phải lựa chọn con đường gắng gượng chống chọi lại sự mệt mỏi hay hành động bền bỉ, ngoan cường đó nhưng lão vẫn cứ thực hiện. Lão sống với điều đó một cách hiển nhiên, đến mức không tưởng rằng nó đang tồn tại trong mình ra. Lão ý thức được việc môi trường gây nên những thử thách lớn cho chính mình nhưng điều đó không có nghĩa lão vì điều kiện mà cố gắng thích nghi với nghịch cảnh. Và đó cũng chính là cái đẹp mang tính chất thuần túy, vẻ đẹp đến từ bản chất chứ không đến từ sự chịu ảnh hưởng và tác động từ một phương diện nào. Trong công cuộc lao động hằng ngày, Santiago là một lão ngư làng nghề. Thế giới này thật bao la, đẹp đẽ, đại dương mênh mông xanh thẳm, con cá kiếm thì rất cao thượng và hùng tráng và hình ảnh ông lão Santiago lại càng tuyệt đẹp hơn nữa. Santiago được mệnh danh là cái đẹp của mọi cái đẹp vì cái đẹp này ý thức được mình và ý thức được cái đẹp của các vật thể kia.

2.3. Hình tượng ông già Santiago gắn liền với sự truy cầu bản ngã

2.3.1. Chinh phục tự nhiên vì nhu cầu cá nhân

Santiago dù là một người đàn ông đã già nhưng vẫn lên đường chiến đấu với bầy cá mập để giành giật lại con cá kiếm vì khát khao về cuộc phiêu lưu không bao giờ chấm dứt. Ông xem việc bắt được con cá kiếm chính là để bảo vệ niềm kiêu hãnh của mình: “Mày còn giết nó vì lòng kiêu hãnh và vì mày là người đánh cá. Mày yêu nó khi nó còn sống và mày cũng yêu nó sau đó.” (Ernest Hemingway, 2015, 97) Ông lão Santiago đã tám mươi tư ngày trôi qua mà không bắt được bất kì con cá nào. Đó là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để khiến một người bình thường nản chí, nhưng với lão thì không. Ngày thứ tám mươi lăm, lão tiếp tục ra khơi, chiến đấu với con cá kiếm to lớn và đàn cá mập hung dữ, những khó khăn này đã làm nền, bộc lộ ra những phẩm chất tốt đẹp của ông lão. Không chỉ lấy sự kiêu hãnh mà ông lão còn bộc lộ niềm phấn khích, hạnh phúc tột độ khi có được thành quả. Và ông càng không tin vào mắt mình khi câu được con cá kiếm “Lão sung sướng cảm nhận cái giật khẽ và rồi lão thấy cái gì đó nặng chịch, căng, không thể nào tưởng tượng nổi.” (Ernest Hemingway, 2015, 38), cũng không quá khó để giải thích khi ông có những cảm xúc như thế, bởi với một người quá lâu không có chiến thắng nào thì việc bất ngờ và sung sướng khi câu được một con cá to như ông cũng là điều đương nhiên.

Không bắt được trọn vẹn con cá kiếm cũng là cơ hội cho Santiago. Tuy thất vọng, nhưng sau đó, lão đã thay đổi cách nhìn nhận về con cá kiếm: “ông lão chẳng buồn bận tâm đến chúng và cũng không để ý đến bất cứ chuyện gì ngoài việc lái thuyền” (Ernest Hemingway, 2015, 111). Ông không còn bận tâm đến việc bắt được con cá kiếm để chứng minh mình không phải là kẻ xui xẻo nữa. Ông cũng nhận ra rằng việc bắt được con cá kiếm không phải là mục đích cuối cùng của cuộc đi săn của ông, mà thực tế, nó là một phần quan trọng trong việc ông thể hiện sự kiên trì, sự chịu đựng và sự quyết tâm - biểu hiện cái ngã của con người.

2.3.2. Chinh phục tự nhiên để khẳng định cái tôi

Suy cho cùng, việc Santiago lên đường săn bắt cá kiếm để dấn thân vào hành trình khẳng định cái tôi của chính mình. Ông muốn chứng minh bản thể của mình có ý nghĩa trong cuộc đời. Tuy vậy, ông lão lập nên kì tích dẫu không bảo vệ được thành quả của mình. Có thể cân nhắc việc Santiago là một người truy cầu bản ngã, một người theo đuổi sự hoàn thiện và sự thăng hoa tinh thần. Trong cuộc chiến đấu với con cá lớn, Santiago không chỉ đang tìm kiếm một bữa ăn, mà còn đang thử thách bản thân mình và khám phá giới hạn của bản thân. Khái niệm cái đẹp thuần túy của Kant có thể được liên kết với sự truy cầu này, với việc Santiago thấy cái đẹp trong việc tự mình đối diện với thử thách và đạt được mục tiêu của mình.

Việc ông lão Santiago một mình đã giết được con cá khổng lồ quả thật là ngoài sức tưởng tượng, tuy nhiên, chưa vui mừng được bao lâu thì đàn cá mập đã xuất hiện, cướp đi thành quả to của lão suốt tám mươi tư ngày không bắt được con cá nào và 3 ngày vật lộn giữ biển. Trên đường trở về, ông lão gặp một đàn cá mập, chúng muốn cướp đi con cá Kiếm. Lúc này, lão đã có phần nghĩ đến việc bị đàn cá mập cướp mất thành quả: "Bây giờ, đầu óc lão tỉnh táo, bình thản; lão có nhiều quyết tâm nhưng lại ít hi vọng. Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền, lão nghĩ" (Ernest Hemingway, 2018,  63)  Nạn nhân của đàn cá mập trước hết là con cá Kiếm, sau đó chính là ông lão Santiago. Ông vừa phải chiến đấu với cá mập để giữa lại thành quả, vừa phải bảo vệ chính bản thân mình tránh khỏi làm mồi cho cá mập Mako. Lão chiến đấu giữ dội với đàn cá mập Mako, mặc dù đau đớn về thể xác nhưng lão vẫn cố gắng chống chọi với tất cả sức lực của mình. Lão Santiago trong lúc bị: "Tê liệt cả phần chân dưới và nhức nhối không tài nào chịu nổi" (Ernest Hemingway, 2018, 65) vẫn cố gắng ăn ủi, cổ vũ chính bản thân mình: "Nghĩ về chuyện gì vui vui đi, lão già ơi!.. Lúc này cứ mỗi phút thì mày lại gần đến nhà hơn. Mất đi hai mươi cân cá thì mày lướt nhẹ hơn" (Ernest Hemingway, 2018, 65) . Với quyết tâm và nghị lực lớn lao Santiago đã vượt qua đau đớn và đói khát trong tâm niệm nóng bỏng "đã sống làm người đau đớn có nghĩa lí gì" (Ernest Hemingway, 2018, 66) Lão lao vào cuộc chiến không cân sức nên khi vào bờ thành quả lao động của lão chỉ còn lại bộ xương. 

Bộ xương cá, đấy chính là tất cả những gì còn lại sau cuộc trường chinh vất vả của ngư ông, là thành quả lao động của một lần ra khơi hay của cả một đời phấn đấu gian truân. Những sau tất cả, lão đã chiến thắng, trở thành một người anh hùng trong lao động, trong chính cuộc sống bình dị của mình, 

2.3.3. Chinh phục tự nhiên nhằm chiến thắng tự nhiên

Trong tác phẩm Ông già và biển cả của Ernest Hemingway, hình ảnh ông lão Santiago là một biểu tượng của con người lao động, của tinh thần thượng võ, của khát vọng chiến thắng. Trong cuộc đấu tranh với bầy cá mập và bắt cá kiếm, Santiago đã thể hiện rõ tinh thần chinh phục tự nhiên của mình. 

Santiago đã chiến đấu với tự nhiên, nhưng ông không coi tự nhiên là kẻ thù. Ông coi tự nhiên - con cá kiếm là một đối thủ đáng kính trọng. Ông đã dành cho con cá sự tôn trọng, ngưỡng mộ, ngay cả khi con cá đã bị giết chết: “Mày đang giết tao nhưng mày có quyền làm thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày người anh em ạ. Hãy giết ta đi, ta không quan tâm ai giết ai” (Ernest Hemingway, 2018, 91) Đó phải chăng chính là sự lựa chọn của con người trước những cái ảnh hưởng quyết định đến mình và đó là hành động tự vượt lên chính mình. Cuộc chiến chống lại đàn cá mập cũng là một cuộc chiếnchống lại những kẻ xâm hại đến thành quả của mình.

Đối với sự đông đảo, hung hãn của đàn cá mập “Chúng kéo đến cả đàn, lão chỉ nhìn thấy những dòng nước do vây chúng xẻ bơi và những vệt lân tinh khi chúng quăng mình vào con cá” (Ernest Hemingway, 2018, 91) Cuộc tấn công diễn ra thật dữ dội: “Lão giật cái tay lái ra khỏi ổ lái, cầm cả hai tay đâm, bổ dọc liên hồi kỳ trận. Nhưng bây giờ bọn chúng lại dồn hết đến đằng mũi thuyền, lần lượt thay phiên nhau, hay cả bọn cùng lao vào xâu xé con cá, chỗ thịt chúng rứt được lấp lánh dưới nước khi chúng trở mình để lại lao vào.” (Ernest Hemingway, 2018, 91) Ông lão chỉ có một mình, tay không nhưng vẫn có thể chiến thắng được bầy cá nhờ khát vọng chinh phục tự nhiên của mình. Đối với Santiago, thiên nhiên vừa là bạn, vừa là kẻ thù, vừa giúp sức nâng đỡ con người nhưng cũng vừa phá hoại con người không kém. Ông đặt mình vào vị trí một người đứng giữa vũ trụ, vừa làm bạn, vừa tôn trọng bầy cá nhưng cũng quyết tâm chinh phục được nó. 

Chiến thắng của Santiago trong cuộc đấu tranh với tự nhiên không phải là một chiến thắng đơn thuần. Đó là chiến thắng của ý chí, nghị lực, tinh thần thượng võ của con người trước sức mạnh của tự nhiên. Đó cũng là chiến thắng của khát vọng khám phá, chinh phục thế giới của con người.




CHƯƠNG 3. SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT SANTIAGO TRONG ÔNG GIÀ BIỂN CẢ VỚI NHÂN VẬT ULYSSÉE TRONG SỬ THI ODYSEE THÔNG QUA CÁI ĐẸP THUẦN TÚY

3.1. Điểm tương đồng giữa hai nhân vật Santiago và Ulyssee 

3.1.1. Tương đồng trong motif người hùng vượt thử thách

Cả hai người anh hùng, Ulyssée và ông lão Santiago đều là những người phải đương đầu với khó khăn và thử thách. Mượn motif người hùng vượt thử thách, hai tác phẩm thể hiện hai cách nhân vật đối chọi, giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đưa ra dưới tư cách con người cá nhân tự thân. 

Trong Sử thi Odysee, Chàng Ulyssée phải vượt qua hành trình mười năm trở về quê hương sau khi cuộc sống thành Troy kết thúc. Trên đường trở về, người anh hùng ấy phải vượt qua biết bao nhiêu hiểm nguy, từ thiên nhiên và con người, từ mặt biển rộng lớn mênh mêng đến những xứ sở xa lạ đầy bí ẩn. Những khó khăn, nguy hiểm đó không thể ngăn cản được Ulyssée trở về với quê hương và gia đình. Trong sử thi Odyssey, Ulyssee, vua của Ithaca và các anh em của mình, đã phải trải qua vô vàn khó khăn, gian nan trong suốt 20 năm xa cách quê hương. Họ đã phải đối mặt với nhiều con quái vật hung dữ, như Scylla và Charybdis, hay Polyphemus, con quái vật một mắt. Ngoài ra, Họ đã bị phản bội bởi một số thủy thủ của mình, những người đã ăn thịt thịt của các con bò thần của Helios. Cuộc hành trình của Ulyssee là một biểu tượng cho hành trình của con người trong cuộc sống. 

Trong Ông già và biển cả, Santiago cũng trải qua những khó khăn, thách thức niềm tin của mình không kém. Santiago phải đối mặt với sự nghi ngờ, chế giễu của những người dân làng. Họ cho rằng Santiago đã già yếu, không còn đủ sức khỏe để ra khơi. Điều này đã phần nào khiến Santiago cảm thấy cô đơn, bị tổn thương. Ngoài ra, Santiago đã tám mươi tư ngày trôi qua mà không bắt được bất kì con cá nào. Đó là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để khiến một người bình thường nản chí, nhưng với lão thì không. Ngày thứ tám mươi lăm, lão tiếp tục ra khơi, chiến đấu với con cá kiếm to lớn và đàn cá mập hung dữ, những khó khăn này đã làm nền, bộc lộ ra những phẩm chất tốt đẹp của ông lão. Những sinh vật không chịu khuất phục con người này nhiều lần khiến ông lão phải “rã rời đến tận xương tủy” (Ernest Hemingway, 2015, 104) nhưng ông không ngừng chống lại với tuyên ngôn mạnh mẽ, đầy triết lí “nhưng con người ta sinh ra không phải để thất bại… con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục” (Ernest Hemingway, 2015, 104) Có khi giành thắng lợi, có khi bị thất bại nhưng Santiago không khi nào lại chịu đầu hàng số phận.

Qua việc sử dụng motif người hùng vượt thử thách, ta thấy được nét tương đồng giữa hai nhân vật. Thứ nhất, dù đại diện cho thời đại, thế hệ nào, Santiago và Ulyssee đều là hai người hùng trong chính hành trình của mình. Thứ hai, cái danh “người hùng” mà cả hai mang không đến từ sự truy phong mà đến từ chính các biểu hiện, hành động thực tiễn. Cuối cùng, dù ngoại hình như thế nào, cả hai cũng mang trong mình phẩm chất và tầm vóc của người hùng chinh phục thử thách. 

3.1.2. Tương đồng trong sức chịu đựng phi thường, không chịu khuất phục

Một điểm chung nữa mà ta có thể thấy giữa nhân vật Ulyssée và ông lão của biển Santiago đó chính là về ý chí, nghị lực phi thường vượt lên tất cả và không bao giờ chịu khuất phục.

Nghị lực phi thường của Ulyssée đã được 12 khúc ca đầu mô tả qua những bước chân phiêu lưu lang bạt của người anh hùng ở những vùng biển xa lạ, những vùng đất chưa quen biết. Từ cuộc vượt biển Địa Trung Hải bao la, rộng lớn đến xứ sở người. Trên hành trình dài dằng dẵng như vậy, chàng không bị những cám dỗ bên ngoài làm lung lay ý chí, những khó khăn cũng chẳng thể khuất phục chàng. Đặc biệt phải nhắc đến thử thách của biển cả và sức chiến đấu kiên cường của người anh hùng Ulyssée. Khi được Calypso nhắc trước đến những tai ương đó, Ulyssée đã trả lời nữ thần: “Nếu một trong những vị thần bất tử nào còn muốn hành hạ ta trên hẳng biến màu rượu vang, ta ai chấp nhận tất cả.. Ta đã từng chịu đựng biết bao đầu khổ, ta đã từng chịu gian truân trên sóng biển và trong chiến tranh. Nếu còn nhiều gian truân xảy ra nữa thì được, cứ để cho chúng đến.” (Homer, 1997, 68) . Và giờ đây trước sự giận dữ của thần biến đang đến gió từ các hướng đến để làm thành bão tố, khi Ulyssée thấy “cái chết cầm chắc đang ở trên đấu ta đây rồi” (Homer, 1997, 68), chàng vẫn vật lộn với uống nước nhớ người lên và "dù bị cùng cực đến như vậy, chúng vẫn nhớ đến chiếc bè. Chàng vượt sóng bơi lên, ôm lại được nó và trèo lớn ngồi vào giữa bè để tránh cái chết" (Homer, 1997, 68)  Với ý chí nghị lực phi thường và không chịu khuất phục đã giúp cho người anh hùng vượt qua cơn giận dữ của thần biển cả Poseidon, đặt chân lên vùng đất hiếu khách Pheaxi.

Ý chí, nghị lực của ông lão Santiago biểu hiện rõ nhất trong ba ngày hai đêm thu phục con cá kiếm và cuộc vận lộn với đàn cá mập Mako. Hemingway đã tái hiện cuộc chiến của ông lão với con cá kiếm, một cuộc chiến không cân sức. Một ông già cô đơn, kiệt sức sau hai ngày bị con cá lôi phăng phăng ra biển khơi, đôi bàn tay trầy xước, rớm máu, đồ ăn thức uống mang theo đã cạn kiệt ,ông phải câu cá, rùa ăn sống để cầm cự. Vậy mà ông phải đối đầu với con cá kiếm khổng lồ. Trong đời ông lão chưa bao giờ nhìn thấy một đối thủ to lớn, đẹp đẽ, hùng dũng đến như vậy; nó dài hơn sáu mét, lớn hơn cả con thuyền câu của ông lão. Gần ba ngày đối phó với nó trong cảnh cô đơn, nhiều lúc ông cảm giác mình ngất đi đến nơi, nhưng ông lão vẫn có thể chiến thắng con cá kiếm. Ông lão đã chiến thắng con cá bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng sức mạnh của niềm tin, của khả năng chịu đựng kết hợp với mấy chục năm dạn dày kinh nghiệm. Tác giả đã tạo ra cho nhân vật môi trường thử thách khốc liệt, nhằm khẳng định sức mạnh bất diệt của con người. Ngay cả khi Santiago bị lũ cá mập cướp đi thành quả lớn lao của mình, dù xót xa đau buồn, ông cũng không buông xuôi nản chí: "Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục" (Ernest Hemingway, 2018, 65) . Ông lão vận dụng thị giác, thính giác và xúc giác để quan sát đàn cá mập. Thị giác khi ông không nhìn thấy đàn cá mà chỉ quan sát các vệt nước, ánh lân linh. Thính giác khi lão nghe thấy tiếng ràng bập, tiếng chày gãy. Xúc giác khi ông cảm nhận đàn cá qua một vật dụng trung gian. Santiago vẫn nghĩ đến việc sửa lại thuyền, đánh lại con dao, chuẩn bị một mũi lao để sẵn sàng cho những chuyến câu sau. Bị nhận chìm trong bi kịch, ông vẫn cố động viên mình bằng một lời độc thoại đầy sức mạnh: "Có ngốc mới không hy vọng." (Ernest Hemingway, 2018, 65) Ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống: Không gục ngã, không đầu hàng số phận.

3.1.3. Tương đồng trong việc thể hiện giá trị qua các hành động

Trong Ông già và biển cả, Hemingway đã xây dựng con người cơ bắp thông quan nhân vật Santiago, biểu hiện ở việc cho nhân vật này thể hiện giá trị qua các hành động của mình. Hemingway luôn quan tâm đến ý chí, nghị lực của con người. Ba ngày liền ông lão vậ tlộn với con cá Kiếm khổng lồ. Ngậm lưỡi câu trong miệng, nó vùn vụt rẽ sóng kéo ông lão ra khơi. Còn ông lão, với sợi dây siết trên vai, tay trái tê dại, tay phải rớm máu, vấp ngã nhiều lần nhưng vẫn mải miết theo nó với tất cả sức mạnh của lòng dũng cảm và chí quyết tâm. Santiago bị buộc rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, thế nhưng não vẫn hành động xứng đáng với tư cách  một cách một con người, liều lĩnhvà thách thức với những giông tố cuộc đời. Nhưng thất bại không triệt tiêuđược ý chí của ông, trái lại càng làm cho con người ấy thêm mạnh mẽ, quyếtvà nghị lực hơn. Ở đoạn cuối tác phẩm dù còn đang mê mệt trong lều, Santiago vẫn bàn với Manolin về việc rèn lại mũi giáo để tiếp tục ra khơi “ta phải làm ngọn lao đâm cá thật tốt và luôn đem theo trên thuyền. Cháu Nên cắt một lưỡi dao từ lá thép giảm sóc của chiếc xe Ford cũ. Chúng ta có thể mài nó ở Guanabara. Phải mài sắc chứ đừng mang nung lửa kẻo nó sẽ gãy. Dao của ông đã gãy” (Ernest Hemingway, 2018, 96) Hình ảnh một ông già đơn độc đương đầu với đã khẳng định sức mạnh tiềm tàng, bất diệt của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, nó xứng đáng được xem như là một anh hùng ca về con người trên hành trình cá nhân của mình. 

Trong Sử thi của Homer, chiến công mà Ulyssée lập nên không giống như chiến công của Achilles, không phải trong các trận đấu đá đánh bại được địch thủ. Chiến công ở đây là ở chỗ Ulyssée phải vượt qua hành trình khó khăn nguy hiểm hoặc cám dỗ trong hành trình trên mặt biển và các xứ sở xa lạ để về được với quê hương và gia đình. Vũ khí trong cuộc chiến giao đấu này chính là khối óc và trái tim. Chàng là người đã giải quyết êm đẹp, ổn thỏa cho những khó khăn: 108 vị tướng Hy Lạp đến xin cầu hôn với nàng g Pénélope, khi cuộc chiến thành Troy, chàng là người dũng mưu tìm ra dũng sĩ Achilles. Ulyssée còn là người từng tranh cãi với Achilles về cách dành thắng lợi trong cuộc chiến thành Troy. Chính nhờ chủ trương cùng mưu của Ulyssée mới có cái kế "con ngựa gỗ" quyết định số phận thành Troy, làm cho danh tiếng của chàng lẫy lừng, vang dội. Những chiến công của Ulyssée không phải chỉ phản ánh ý chí chiến đấu ngoan cường không thoát lui, chùn bước của người Hy Lạp xưa trước thiên nhiên hoang dã, dữ dằn mà cao cả hơn thế nó là khát vọng chiến thắng thiên nhiên, khát vọng chinh phục, làm chủ số mệnh, làm chủ thiên nhiên của người Hy Lạp cổ đại. Khi qua vùng biển của các nàng Sirénes, Ulyssée bảo những người bạn đồng hành nút chặt lỗ tai lại. Riêng Ulyssée không nút lỗ tai mà sai mọi người trói mình lên trên cột buồm để được thưởng thức giọng hát mê hồn của các Siréne. Hành động của chàng bộc lộ một tính cách ham hiểu biết, một khát khao khám phá mọi bí ẩn của thế giới.

3.2. Điểm khác biệt giữa hai nhân vật Santiago và Ulyssee 

3.2.1. Khác biệt trong quan niệm về cái đẹp hình thể

Quan niệm nét đẹp hình thể ở hai thời kỳ của hai tác phẩm này là khác nhau, nó sẽ tác động đến việc cái đẹp được nhìn nhận như thế nào, bởi vì cái đẹp thuần túy của Kant là thuộc về chủ quan, và tính cá biệt, thuộc về từng người. 

Trong Ông già và biển cả, Santiago là một ông già làm nghề đánh cá ở ngoài biển, ngoại hình giống như bao người đi biển khác, gương mặt hằn sâu những vết cắt của thời gian, dáng người gầy guộc, giơ cả xương cùng làn da cháy nắng. Hemingway miêu tả ông lão Santiago: “Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.” (Ernest Hemingway, 2018, 15) Ông chỉ là một ngư dân bình thường, hằng ngày chỉ tập trung vào việc đánh bắt cá trên biển, chỗ nào nhiều cá, chỗ nào ít cá ông đều biết. Cả đời ông hăng say lao động với nghề bắt cá, từ hồi trai trẻ ông lão Santiago đã là một tay đánh cá giỏi, ai cũng biết, cho đến khi già nua khi ông đã có cả một kho tàng kinh nghiệm và lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Về mặt ngoại hình, Santiago hiện lên như một con người lao động đời thường nhưng vẫn đủ đẹp bởi sự kết hợp hài hòa giữa ngoại hình bình thường với những hành động vĩ mô ông già mang đến bởi lẽ “cái đẹp được nhận thức như đối tượng của sự hài lòng”.

Trong Sử thi Odyssey, Homer không trực tiếp mô tả chi tiết ngoại hình của Ulyssee, nhưng qua lời kể của các nhân vật khác, ta có thể hình dung ra một người đàn ông có ngoại hình mạnh mẽ, cao lớn, và đầy nam tính.

Trong cuộc gặp gỡ với Telemakhos, con trai của mình, Ulyssee được mô tả là "cao lớn, đẹp trai, và có khí chất của một vị vua" (Homer, 1997, 15) Trong cuộc gặp gỡ với Circe, một nữ thần phù thủy, Ulyssee được mô tả là "một người đàn ông cao lớn, có mái tóc vàng và đôi mắt màu xám". Trong cuộc gặp gỡ với Calypso, một nữ thần biển, Ulyssee được mô tả là "một người đàn ông đẹp trai, có thân hình cường tráng, và có giọng nói trầm ấm" (Homer, 1997, 55) hay khi chiến đấu với con quái vật biển, hình ảnh nhân vật hiện lên với “những cơ bắp rắn rỏi của Ulyssee cộm lên khi chàng gồng mình cố gắng tiêu diệt con quái” (Homer, 1997, 68)   qua một vài đoạn miêu tả, ta vẫn có thể hình dung được người hùng này được miêu tả dưới cảm quan và nhận thức của người Hy Lạp cổ đại về vẻ đẹp và đường nét hoàn hảo, thuộc tỉ lệ chuẩn của cơ thể người. 

Như vậy, ở hai giai đoạn khác nhau như thế, sự hài lòng của con người đối với những gì nhìn thấy trước mắt, ắt hẳn sẽ có sự thay đổi, điều liên quan đến “cảm quan chung” của độc giả với đối tượng thẩm mỹ, sự hài lòng ở vẻ đẹp của họ cũng là sự hài lòng tất yếu có điều kiện theo phán đoán thẩm mỹ về cái đẹp thuần túy của Kant. 


3.2.2. Khác biệt trong nhận thức và điểm nhìn 

Từ xuất phát điểm là cuộc lữ hành và chinh phục nhưng cách Santiago và Ulyssee nhìn cuộc lữ hành là khác nhau. Đối với Santiago, ban đầu khi lựa chọn ra khơi, đó là hành động đến từ việc nhận thức một phần muốn thỏa mãn khát vọng cá nhân ông, một phần nhìn nhận nó dưới góc độ của khát khao xê dịch - xem cuộc sống là một chuyến lữ hành mà tìm kiếm cái đẹp, mà cái đẹp trong mắt lão cụ thể là con cá kiếm. Cho nên kết thúc cuộc đi câu là kết thúc chuyến hành trình, nhận thức rõ ràng chấm dứt ở đây, thay vào đó là những dự báo mơ hồ. Đối với Ulyssee thì cuộc chinh phục, khám phá hay đi vượt qua thử thách là biểu hiện cho tính lãnh đạo của con người/lãnh tụ sử thi - con người của chủ quyền. Cho nên kết thúc cuộc hành trình đó chưa phải là điểm đích của nhân vật, mà nó chỉ là một chặng đường mà nhân vật đang đi và rồi sẽ đi tiếp. Chính vì lẽ đó, phần thưởng cho hai nhân vật là khác nhau.


3.2.3. Khác biệt trong hoàn cảnh, địa vị 

Trong sử thi Odyssey, Ulyssee là vua một nước, được ca tụng, tung hô nhiều, cộng đồng tác động tới nhân vật này cũng chiếm số lượng lớn. Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Vẻ đẹp ấy trước tiên toát lên từ ngoại hình. Họ thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Họ mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng. Anh hùng là những con người dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cộng đồng. Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng của người anh hùng sử thi đó chính là phải mang một lí tưởng cao cả, một khát vọng lớn lao. Người phương Tây nói chung và người Hy Lạp nói riêng đều cho rằng lí tưởng của người anh hùng là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận. Và chiến công đó phải mang một ý nghĩa lớn lao, mang quyền lợi danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng đồng.


Tuy nhiên, người anh hùng trong Odyssée, Ulyssée được đặt vào một hoàn cảnh mới, không chỉ là chiến tranh giữa con người với con người mà còn là con người với thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn ngoài kia. Người anh hùng chinh phục thiên nhiên không chỉ nhờ sức mạnh cơ bắp mà còn đòi hỏi sức mạnh của trí tuệ. Hình tượng người anh hùng Ulyssée chính là đại diện cho sức mạnh của cộng đồng người Hy Lạp, những nơi chàng đặt chân qua đều có liên quan tới các địa danh mà người Hy Lạp xưa di dân tới: Xứ sở người Lotophages ăn hoa sen ở vịnh Djerba, Nam Tunisie ngày nay; nơi ở của thần gió Éole là đảo Lipari, phía bắc đảo Sicile, hòn đảo của phù thuỷ Circé là đảo Chim ưng ven bờ biển Italia, eo biển có hai con quái vật Kharibde và Skylla là eo biển Messine, giữa đảo Sicile và mũi cực nam của bán đảo Ý ngày nay. Lý tưởng cao đẹp và mãnh liệt nhất của Ulyssée chính là sự trở về. Nhân vật Ulyssée theo truyền thuyết vốn là con người đa mưu túc kế. Chàng đã giải quyết ổn thỏa việc 108 vị tướng Hy Lạp đến cầu hôn nàng Pénélope. Khi cuộc chiến tranh thành Troy nổ ra, chàng đã tìm ra dũng sỹ Achilles đang cải trang thành một thiếu nữ sống trên đảo Xkirôt. Khác với Achilles, chàng chủ trương dùng mưu, bàn kế hoạch hạ thành Troy bằng con ngựa gỗ. Ulyssée được mệnh danh là: "Người có trí tuệ sánh ngang thần Zeus" (Homer, 1997, 180) Trong Iliade, Ulyssée là một vị tướng dũng cảm, có uy tín, là một nhà hùng biện, ngoại giao. Tuy vậy, cái sức mạnh sánh ngang thần Zeus đó chưa bộc lộ được vì phải nhường chỗ cho trái tim nóng bỏng của Achilles. Ðến Odyssée, cái trí tuệ đó mới được dịp bộc hết sức mạnh thần thánh của nó mà theo Mác, không có một vị thần nào có thể sánh bằng. 

Trong Ông già và biển cả, Santiago là người xuất thân bình thường, làm nghề đánh cá tại vùng biển gần Cuba. Bản thân nhân vật này thuộc kiểu nhân vật tự thân trên hành trình cá nhân của mình, không đại diện cho tiếng nói hay quyền lợi của cộng đồng nào cả. Cộng đồng không có sự chú ý, đặt niềm tin vào nhân vật này cũng như để tâm tới vẻ đẹp của ông ta nên cái đẹp của nhân vật chỉ có thể xuất phát tự thân mà ra. Bản thân ông cũng tự cảm thấy hành động cũng như ngoại hình của mình ổn, không quan tâm đến xã hội, những người xung quanh “ông lão chẳng buồn bận tâm đến chúng và cũng không để ý đến bất cứ chuyện gì ngoài việc lái thuyền” (Ernest Hemingway, 2015, 111) Dù đã già, ông vẫn không màng điều đó, bằng chứng là ông đã tự mình trải qua 84 ngày lênh đênh trên biển. Sự khác biệt giữa các yếu tố khách quan, ngoại cảnh này vẫn không khiến cho vẻ đẹp của ông già Santiago mất đi mà thay vào đó các giữ nguyên bản chất đẹp thuần túy của ông. 


Như vây, cái đẹp thuần túy không chỉ là một phán đoán thẩm mỹ, quan điểm về cái đẹp của Kant mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về sự tự ý thức về vẻ đẹp và giá trị của con người trong một thế giới đầy đau khổ và sự coi thường. Hình tượng nhân vật Santiago không chỉ là một hình ảnh người anh hùng chinh phục thế giới tự nhiên mà còn là một con người tự ý thức về mình trong hành trình cá nhân. 

Hình tượng nhân vật Santiago trong Ông già và biển cả của Enerst Hemingway từ khái niệm cái đẹp thuần túy của Kant không chỉ là một cách tiếp cận nhân vật, mà còn là sự chấp nhận của nhân vật chính về sự cái đẹp, cao cả của mình và thế giới xung quanh. Cảnh tượng Santiago chiến đấu với bầy cá mập để bảo vệ thành quả trở thành bức tranh hoành tráng về con người nhỏ bé, đơn độc chống chọi giữa vũ trụ bao la. 

Đề tài cũng đặt ra những câu hỏi về giá trị cuộc sống và ý nghĩa của sự tồn tại. Sự chiến thắng của Santiago không chỉ thuộc về bản thân ông mà còn là một thông điệp về sự tự do cá nhân.

Về đề xuất khoa học, qua những vấn đề mà nghiên cứu đã phân tích và trình bày về hình tượng nhân vật Santiago thông qua khái niệm cái đẹp thuần túy của Kant, tôi hy vọng sẽ có được một cái nhìn sâu hơn về các phương diện biểu hiện của khái niệm cái đẹp thuần túy trong tác phẩm Ông già và biển cả. Nghiên cứu này có thể đóng góp vào việc mở rộng hiểu biết về khái niệm cái đẹp thuần túy trong một tác phẩm văn học cụ thể và các giá trị văn hóa của xã hội. 

Tóm lại, hình tượng Santiago trong tác phẩm Ông già và biển cả là hình tượng nhân vật đặc biệt cần được tìm hiểu, nghiên cứu thêm. Tùy vào góc độ nhìn nhận, hình tượng này sẽ mang đến một cảm quan riêng đối với độc giả. Không phải lúc nào nhân vật này cũng là người anh hùng đẹp đẽ, vĩ mô mà ta còn cần phải nhìn nhận Santiago với những góc khuất để nâng cao khuynh hướng hiện thực của tác phẩm. Tuy vậy, dù đứng trước biển khơi mênh mông vô tận cùng với thành quả không trọn vẹn của mình, vẫn không thể phủ nhận được sự vĩ đại và vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Santiago trước thế giới tự nhiên theo đúng phương châm sống “nhưng con người ta sinh ra không phải để thất bại… con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục”. Nhân vật này đi tìm ý nghĩa của cuộc sống trong việc bảo vệ danh dự và phẩm giá của mình. Dư luận, những yếu tố bên ngoài đối với Santiago đã không còn quan trọng. Trong công cuộc lao động hằng ngày, Santiago là một lão ngư làng nghề. Thế giới này thật bao la, đẹp đẽ, đại dương mênh mông xanh thẳm, con cá kiếm rất cao thượng và hùng tráng và hình ảnh ông lão Santiago lại càng tuyệt đẹp hơn nữa. Santiago được mệnh danh là cái đẹp của mọi cái đẹp vì cái đẹp này ý thức được mình và ý thức được cái đẹp của các vật thể kia.


TÀI LIỆU THAM KHẢO 

  1. Đinh Ngọc Hoàng. (2019). Vấn Đề Đạo Đức Trong Triết Học Của Immanuel Kant Và Ý Nghĩa Thời Đại. Đà Nẵng: NXB Đại học Kinh tế.

  2. Nguyễn Vân Hạnh. (2017). Chủ thể nhận thức trong triết học của immanuel kant và ý nghĩa hiện thời của nó. Hà Nội: NXB Chính trị.

  3. Mai Văn Thương. (2015). Quan niệm của I.Kant về lý tính trong tác phẩm phê phán lý tính thực hành. Hà Nội: NXB Đại học Sư Phạm.

  4. Bùi Mạnh Hùng. (2014). Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 56(1), 23-41. Truy xuất ngày 20/3/2023, https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/770/0.

  5.  Đặng Anh Đào. (1995). Ông già và biển cả - cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng, Văn học phương Tây. Hồ Chí Minh: Giáo dục.

  6.  Đặng Anh Đào. (1997). Ông già và biển cả – cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng, Văn học Phương tây. Hồ Chí Minh: Giáo dục.

  7. Đỗ Lai Thúy. (2006). Quan hệ văn hóa và văn học từ cái nhìn hệ thống. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số tháng 3.

  8. Ernest Hemingway, Lê Huy Bắc (dịch). (2015). Ông già và biển cả. Hồ Chí Minh: Văn học.

  9. Hán Thị Bích Ngọc. (2021). Một số hình ảnh có tính biểu tượng trong tác phẩm Ông già và biển cả của Ernest Hemingway. Tạp chí Nhân lực Khoa học và xã hội, (3-2021), 96-103. Truy xuất ngày  7/12/2023, https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/315029/CVv439S032021096.pdf.

  10.  Howard, L. (1972). Literature and the American Tradition. Gordian Press.

  11. Hữu Ngọc. (2006). Hồ sơ văn hóa Mỹ. Hồ Chí Minh: Thế giới.

  12. Huỳnh Thị Thanh Trúc. (2018). Nhìn lại Ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của Northrop Frye [Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh]. https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/20277.

  13. Huy Phương. (1986). Lời giới thiệu Ông già và biển cả. Hồ Chí Minh: Văn học.

  14. La Thị Minh Thùy. (2016). Dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên]. http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Chi-tiet/day-hoc-trich-doan-tieu-thuyet-ong-gia-va-bien-ca-trong-sach-giao-khoa-ngu-van-lop-12-theo-dac-trung-the-loai-55887.html.

  15. Lê Đình Cúc. (1999). Tiểu thuyết của Hemingway. Hồ Chí Minh: Khoa học Xã hội.

  16. Lê Đình Cúc. (2001)). Văn học Mỹ, mấy vấn đề và tác giả. Hồ Chí Minh: Khoa học Xã hội.

  17.  Lê Huy Bắc. (1995). Đặc trưng không gian, thời gian và các hình ảnh tượng trưng, huyền thoại trong tiểu thuyết của Hemingway. Thông báo Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 44-48.

  18. Lê Huy Bắc. (1999). Ernest Hemingway - Núi băng và hiệp sĩ. Hồ Chí Minh: Giáo dục.

  19. Lê Huy Bắc. (2002). Văn học Mỹ. Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm.

  20. Lê Huy Bắc. (2008). Ernest Hemingway và “Ông già và biển cả”. Hà Nội: Giáo dục.

  21. Lê Huy Bắc. (2011). Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX. Hà Nội: Giáo dục.

  22. Lê Huy Bắc (Tuyển chọn). (2001). Ernest Hemingway - Những phương trời nghệ thuật. Hồ Chí Minh: Giáo dục.

  23. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Truy xuất ngày  7/12/2023 từ https://data.moet.gov.vn/index.php/s/KNfGVJAhcwuS2Uk#pdfviewer. 

  24. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013). Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2 - Sách Giáo viên. Hồ Chí Minh: Giáo dục.

  25. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội. Truy xuất ngày 20/3/2023 từ thttps://data.moet.gov.vn/index.php/s/KNfGVJAhcwuS2Uk#pdfviewer.

  26. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Truy xuất ngày 7/12/2023 từ https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-bo.aspx?ItemID=5755. 

  27. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn [Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên THPT]. Hà Nội. Truy xuất ngày  7/12/2023 từ https://data.moet.gov.vn/index.php/s/KNfGVJAhcwuS2Uk#pdfviewer.

  28. Immanuel Kant. (1919). Analytic of the beautiful. Truy xuất ngày 7/12/2023 từ http://www.sophia-project.org/uploads/1/3/9/5/13955288/kant_beautiful.pdf 

  29. Vũ Thị Hồng Nhung. (2017). Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm trong triết học Kant. Tạp chí Triết học, 2(309), 66-72. Truy xuất ngày 23/11/2023 từ https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv230/2017/CVv230S22017066.pdf 

  30. Lương Thị Hạnh. (2014). Giá trị tư tưởng mỹ học của I.Kant trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” [Tóm tắt Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng]. http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/21236/1/13425%20TT.pdf 

  31. Jean-Luc Chalumeau, Dương Thắng (dịch). (2002). La Lecture De L’art. Paris: Klincksieck.

  32. Nguyễn Đình Đăng (15/07/2016). Giá trị của nghệ thuật. Truy xuất ngày 23/11/2023 từ https://nguyendinhdang.wordpress.com/2010/10/01/gia-tri-cua-nghe-thuat/ 

  33. Nguyễn Văn Vịnh. (2010). Mỹ học (Giáo trình dành cho đào tạo cao học). Hà Nội: Giáo dục và đào tạo.

  34. Hoàng Phê (chủ biên). (2003). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.



Nhận xét