Giới thiệu tác gia - nhà văn Haruki Murakami
1.1.1. Bối cảnh thời đại
Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto, Nhật Bản. Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Nhật Bản đang trải qua những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa.
Về kinh tế, khi Thế chiến II kết thúc, Nhật Bản bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế thần kỳ. Trong vòng 20 năm, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giai đoạn này được gọi là “Thời kỳ kinh tế bong bóng”. Thời kỳ kinh tế bong bóng đã mang lại sự giàu có và thịnh vượng cho Nhật Bản. Trong tác phẩm Điều kì diệu ở tiệm tạp hóa Namiya cũng để cập đến nền kinh tế này. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến sự bất bình đẳng và căng thẳng xã hội. Nhiều người Nhật Bản cảm thấy lạc lõng và mất phương hướng trong bối cảnh xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Haruki Murakami sinh ra và lớn lên trong giai đoạn này. Ông đã chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản và những thay đổi mà nó mang lại cho xã hội. Những trải nghiệm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tác phẩm của ông, đặc biệt là những tác phẩm được viết trong giai đoạn đầu sự nghiệp.
Về chính trị - xã hội, sau Thế chiến II, Nhật Bản trở thành một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, nền dân chủ Nhật Bản vẫn còn non trẻ và chưa hoàn toàn vững chắc. Trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều thách thức về chính trị - xã hội, bao gồm: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan; Sự gia tăng của tội phạm và bạo lực; Sự bất bình đẳng xã hội. Những thách thức này đã gây ra nhiều bất ổn và căng thẳng trong xã hội Nhật Bản. Haruki Murakami đã phản ánh những thách thức này trong tác phẩm của mình. Ông thường viết về những người trẻ tuổi cảm thấy lạc lõng và mất phương hướng trong xã hội. Ông cũng viết về những người bị tổn thương bởi sự bất bình đẳng và bạo lực.
Về văn hóa, trong giai đoạn này, Nhật Bản đã trải qua một quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa sâu sắc. Các giá trị truyền thống Nhật Bản đang dần bị phai nhạt. Tại thời điểm đó, Nhật Bản cũng đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây. Các thể loại văn hóa phương Tây, như nhạc rock, văn học hiện đại và phim ảnh, bắt đầu trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Haruki Murakami là một trong những nhà văn Nhật Bản đầu tiên tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Ông đã sử dụng những thể loại và hình thức văn học phương Tây để tạo ra một phong cách văn học mới cho riêng mình.
Tóm lại, bối cảnh thời đại mà Haruki Murakami sống đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến tác phẩm của ông. Những trải nghiệm của ông về thời kỳ “Kinh tế bong bóng”, những thách thức về chính trị - xã hội và những thay đổi về văn hóa đã được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của ông.
1.1.2. Sự nghiệp và cuộc đời Nhà văn Haruki Murakami
Murakami sinh năm 1949 ở Kyoto, Nhật Bản, trong thời kỳ bùng nổ trẻ em sau Thế chiến thứ hai và lớn lên ở Shukugawa (Nishinomiya), Ashiya và Kobe. Cha của ông là con trai của một tu sĩ Phật giáo, và mẹ của ông là con gái của một thương gia Osaka. Cả hai đều dạy văn học Nhật Bản. Ngay từ thời thơ ấu, Haruki Murakami, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học phương Tây, cũng như âm nhạc và văn học Nga. Lớn lên, ông đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn Âu Mỹ như Franz Kafka, Charles Dickens, Kurt Vonnegut, Fyodor Dostoyevsky, Richard Brautigan, Gustave Flaubert và Jack Kerouac. Những ảnh hưởng phương Tây này đã góp phần phân biệt Murakami với phần lớn các nhà văn Nhật Bản khác. Murakami Haruki là một trong những tác giả nổi tiếng nhất của dòng văn học đương đại Nhật Bản cũng là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay ở cả trong nước lẫn ngoài nước.
Haruki Murakami học kịch tại Đại học Waseda ở Tokyo, nơi anh gặp vợ mình là Yoko. Công việc đầu tiên của anh là tại một cửa hàng băng đĩa, giống như Toru Watanabe - người kể chuyện trong tác phẩm Rừng Na-uy. Không lâu trước khi hoàn thành việc học, Murakami đã mở một quán cà phê và quán bar nhạc jazz, Peter Cat, ở Kokubunji, Tokyo. Quán cà phê này do ông điều hành cùng vợ, từ năm 1974 đến năm 1981. Hai vợ chồng ông quyết định không sinh con.
Ông bắt đầu được thế giới biết đến qua tác phẩm đầu tay Lắng nghe gió hát khi ông 29 tuổi. Thực tế ông cũng đã có tác phẩm công bố năm 23 tuổi nhưng có lẽ phải đến Lắng nghe gió hát ra đời, cùng với sự thành công của nó trên văn đàn nên đã khuyến khích ông bước vào con đường cầm bút chuyên nghiệp. Một năm sau đó, thiên tiểu thuyết thứ hai ra đời Pillball, 1973, nó như là phần tiếp nối của tác phẩm Lắng nghe gió hát. Cả hai tạo thành một thiên truyện hoàn hảo và bắt đầu định hình dần dần phong cách Murakami. Nhưng, phải đến tận khi Săn cừu hoang ra đời nó mới chính thức khẳng định được phong cách viết của ông: phong cách phương Tây đan xen phong cách Á Đông, hài hước thâm thuý, nhẹ nhàng, sâu sắc đi thẳng vào lòng người. Tính đến nay hơn 30 năm có lẽ với rất nhiều tác phẩm có giá trị, được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Ông đã trở thành một hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mỹ danh như: “nhà văn best – seller”, “ nhà văn được yêu thích nhất”, “nhà văn của giới trẻ”, “nhà văn Nhật Bản được yêu thích nhất ở nước ngoài”… Năm 2006, Murakami Haruki là nhân vật thứ sáu nhận được giải Franz Kafka của Cộng hòa Séc cho tác phẩm “Kafka bên bờ biển”. Tháng 8 năm 2007, Murakami Haruki nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Liege. Năm 2009, ông đạt được giải Jerusalem.
1.1.3. Phong cách nghệ thuật của Nhà văn Haruki Murakami
Sinh ra ở Kyoto, trung tâm văn hóa truyền thống của Nhật, có bố mẹ đều là giáo viên văn học Nhật Bản, học về nghệ thuật sân khấu ở đại học Waseda, chịu ảnh hưởng của văn học và âm nhạc phương Tây từ nhỏ. Toàn bộ các yếu tố trên đã tạo cho Murakami lối hành văn rất khác so với phần còn lại của Nhật Bản.
Phong cách Murakami Haruki định hình từ tác phẩm thứ ba là Cuộc phiêu lưu theo con Cừu (Hitsuji wo Meguru Bôken, A Wild Sheep Chase) xuất bản năm 1982. Phong cách văn chương của Murakami rất đơn giản. Từng câu, từng chữ của ông luôn thoát ly ra khỏi cái lối mòn cũ rích đã được đóng khung, định hình trong văn học Nhật Bản thời bấy giờ. Một vẻ đẹp khác trong những tác phẩm văn học của Murakami là khả năng đào sâu nội tâm của con người. Vẻ đẹp đó thể hiện trên từng câu chữ, cách hành văn và được ẩn giấu trong việc xây dựng tính cách nhân vật trong tiểu thuyết của ông. Độc giả có thể cảm nhận ông đã hóa thân vào từng nhân vật trong tiểu thuyết để sống cùng họ, đau nỗi đau của họ, vật vã, cô độc và đau đớn cùng với họ. Điều này đã cho thấy cái nhìn sâu sắc cùng trí tưởng tượng rộng lớn của nhà văn vĩ đại này. Việc kết hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển giữa phong cách Á Đông và phong cách phương Tây giúp cho văn ông không mang vẻ nặng nề về câu chữ như các nhà văn Nhật Bản cùng thời. Ngược lại, điều này đã tạo nên một nét riêng, một phong cách rất riêng chỉ có ở Haruki Murakami.
Tác phẩm của Haruki Murakami hấp dẫn, phổ quát vì có văn phong trau chuốt, cốt truyện, cấu tứ, đan xen khéo léo giữa hiện thực và kì ảo, mang phong vị Nhật Bản vừa đủ trong bầu không khí kiểu Âu Mĩ và có sự đồng cảm với cuộc sống thành thị của những người độc thân trẻ tuổi. Không chỉ vậy mà theo Bar:
“Những điều Haruki Murakami đặt ra trong các tác phẩm đã khắc chạm đến những vấn đề mang tính nhân loại, đặc biệt là cuộc vật lộn của con người trong hành trình cuộc đời để tìm thấy bản ngã đích thực của mình trong một thế giới nhiều khả thể. Bằng những hiểu biết về tâm lí của người Nhật đương đại, về âm nhạc, triết học, khoa học tự nhiên và những khát khao của con người trong cuộc truy tầm bản ngã, ý nghĩa đích thực của cuộc sống… trong tác phẩm của mình, Haruki Murakami đã đặt ra những vấn đề mang tính nhân loại sâu sắc và thực sự đã chạm vào nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người, khiến mỗi lần đọc xong tác phẩm của ông, chúng ta không khởi ngỡ ngàng vì bắt gặp mình trong đó.” (Bar, 2015)
Từng học về kịch nghệ và theo đuổi với nhạc jazz khiến cho những tác phẩm của ông luôn có cả tính nhạc và tính kịch trong đó, tạo nên nét rất đặc biệt. Nhưng ông cũng viết một số tác phẩm phóng sự về xã hội Nhật Bản, nổi bật là hai cuốn Ngầm và Sau cơn động đất. Murakami ý thức rất rõ về việc lấy ngôn ngữ làm phương tiện. Khi đó, từ ngữ sẽ đến với ông một cách tự nhiên, giúp miêu tả ý tưởng trong đầu một cách rõ ràng nhất có thể. Ông từng chia sẻ về cách viết của mình: đầu tiên viết tiếng Anh, rồi sau đó dịch lại sang tiếng Nhật. Vì vốn tiếng Anh khá cơ bản, nên ông chỉ viết những câu ngắn gọn.
Tiếng nói của Murakami là tiếng nói hiện đại, gần gũi với chúng ta. Ông đã tiếp thu và sáng tạo nhiều yếu tố, chủ nghĩa từ văn hóa, văn học phương Tây khiến phong cách của ông vô cùng hiện đại nhưng vẫn không thoát ly, tách biệt hoàn toàn khỏi những giá trị truyền thống Nhật Bản. Có thể nói phong cách đặc biệt của Haruki Murakami là sự kết hợp giữa những yếu tố nổi bật của phương Tây đồng thời có sự kế thừa và phát huy những yếu tố huyền ảo trong văn chương Nhật Bản để phát triển khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tác phẩm của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét