ĐỐI SÁNH TRUYỆN CỔ TÍCH ĐẠI BÀNG VÀ CON RẮN VÀ TRUYỆN HARRY POTTER VÀ BẢO BỐI TỬ THẦN THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG BA BÁU VẬT VÀ BA BẢO BỐI TỬ THẦN

 

ĐỐI SÁNH TRUYỆN CỔ TÍCH ĐẠI BÀNG VÀ CON RẮN VÀ TRUYỆN HARRY POTTER VÀ BẢO BỐI TỬ THẦN THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG BA BÁU VẬT VÀ BA BẢO BỐI TỬ THẦN



Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, Lịch sử nghiên cứu hình tượng ba báu vật trong truyện cổ tích Đại Bàng và con rắn và hình tượng ba bảo bối tử thần trong Harry Potter và bảo bối tử thần trong và ngoài nước có đã không ít công trình lớn nhỏ; đây là một quá trình phức tạp và dài lâu, trải qua sự sàng lọc vô cùng khắc nghiệt của thời gian và dư luận.

Tình hình tiếp nhận hình tượng ba bảo bối tử thần trong Harry Potter diễn ra vô cùng sôi nổi. Ba bảo bối tử thần là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thế giới của Harry Potter, và nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và người hâm mộ từ khi bộ truyện được xuất bản. Ba bảo bối tử thần cũng đã được đưa vào các bài giảng và khóa học ở các trường đại học, với các nhà giảng dạy và sinh viên tìm hiểu sâu về sức mạnh, ý nghĩa và tác động của chúng. Không có con số chính xác về số lượng công trình nghiên cứu về hình tượng ba bảo bối tử thần trong Harry Potter và bảo bối tử thần trên toàn thế giới, vì chúng thuộc vào nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, tôn giáo, vật lý, thiết kế, v.v…Một số công trình, sách, bài báo và tài liệu nghiên cứu được xuất bản về chủ đề này những năm gần đây như "The Harry Potter Series and Mythical Thinking" của Elizabeth E. Heilman năm 2003, "Harry Potter and International Relations" của Daniel H. Nexon và Iver B. Neumann (biên tập) - 2006, "The Psychology of Harry Potter: An Unauthorized Examination of the Boy Who Lived" của Neil Mulholland - 2007, "Harry Potter and the Deathly Hallows: A Study in Narrative Closure" của Lana A. Whited ra đời năm 2011, "Wizards vs. Muggles: Essays on Identity and the Harry Potter Universe" của Christopher E. Bell - 2016,... Theo các hướng tiếp cận này, ta sẽ đi sâu vào từng biểu tượng cụ thể để từ đó phát hiện ra các đặc điểm và ý nghĩa liên quan đến hiện tượng văn hóa, lịch sử, bối cảnh xã hội,…Từ đó, đề tài nghiên cứu không chỉ đơn thuần là phân tích tính cách của hai hình tượng mà còn giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong con người, từ đó có thể áp dụng vào thực tế đời sống. Tính phù hợp của đề tài nghiên cứu nằm ở việc đề tài đưa ra những vấn đề cần phải giải quyết trong lĩnh vực nghiên cứu văn học hiện đại, đó là việc đưa ra những giải pháp, những ý kiến, những suy nghĩ mới để giải quyết những vấn đề đó.

Phương pháp

Về phương pháp luận, nghiên cứu này được thực hiện dưới tinh thần biện chứng duy vật Marxist, dựa trên hai nguyên lý mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Bởi ý thức về mối liên hệ phổ biến, rằng mọi sự vật, hiện tượng tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau. Vì thế tác phẩm văn học cũng vậy, cũng không tồn tại độc lập mà mối quan hệ với những yếu tố bên ngoài. Đại bàng và con rắn Harry Potter và bảo bối tử thần là hai tác phẩm văn học có bối cảnh, thể loại và tư tưởng khác nhau. Có thể thấy hai tác phẩm này là những hiện tượng khác biệt về nguồn gốc, không gian, thời gian nhưng dựa trên mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng, tôi tin đây là hướng tiếp cận khả dĩ. Về nguyên tắc sự vận động, bản chất sự vật hiện tượng luôn vận động và tác phẩm văn học cũng vậy, mỗi lần tiếp cận tác phẩm, các nét nghĩa khác nhau cũng liên tục nảy sinh. Chính vì thế, Đại bàng và con rắn và Harry Potter và bảo bối tử thần khi được khảo sát và nhìn nhận từ những góc nhìn và phương diện khác nhau, tôi tin rằng sẽ nảy sinh ra những kết quả mới trong nghiên cứu các văn bản này.

Về phương pháp hệ – hướng tiếp cận, trong xu thế toàn cầu hóa, nghiên cứu nói chung và nghiên cứu khoa học xã hội nói riêng có xu hướng hướng đến “liên ngành”, khi nghiên cứu tác phẩm văn học Đại bàng và con rắn Harry Potter và bảo bối tử thần, chúng tôi hướng tới việc tiếp cận liên ngành để đặt đối tượng nghiên cứu vào những mối liên hệ rộng hơn, thú vị hơn; cụ thể tác phẩm văn học được tiếp cận dưới góc nhìn đối sánh; vì vậy việc sử dụng phương pháp liên ngành là điều tất yếu.

Về phương pháp chuyên ngành, tôi sử dụng ba phương pháp chủ đạo. Thứ nhất là phương pháp so sánh, hình tượng ba báu vật và ba bảo bối tử thần khi được phân tích dưới cái nhìn đối sánh sẽ cho thấy được những điểm tương đồng và khác biệt hay sự giao thoa giữa hai hình tượng này. Thứ hai, phương pháp kí hiệu học được vận dụng để lý giải, cắt nghĩa những chi tiết nghệ thuật có trong hai văn bản từ đó tìm ra ý nghĩa của hình tượng văn học. Cuối cùng, Phương pháp cấu trúc, hình tượng ba bảo tối tử thần và ba báu vật không chỉ được tiếp cận như một hình tượng văn học hay điện ảnh độc lập mà nó được đặt trong hệ thống hình tượng bảo tối hay báu vật trong các giai đoạn văn học khác nhằm có cái nhìn toàn diện vượt trên những ý nghĩa riêng lẻ.

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái quát truyện cổ tích Đại bàng và con rắn

1.1.1. Hình tượng rắn và đại bàng trong văn học

Trong văn học, hình ảnh rắn và đại bàng thường xuất hiện với các ý nghĩa khác nhau. Trong văn học và văn hóa dân gian, rắn thường được liên tưởng đến sự xảo trá và nguy hiểm, Những câu tục ngữ, thành ngữ Việt cũng đề cập đến ý niệm này “Khẩu Phật tâm xà”, “Độc như xà”, “Cõng rắn cắn gà nhà”; hình tượng chằn tinh trong truyện cổ tích như Thạch Sanh cũng là một con rắn lớn chuyên bắt người hiến tế ăn thịt “Hung hăng giơ vuốt, nhăn nanh,/Phòng toan làm giữ như hình mọi khi.” (Nguyễn Văn Sâm, 1912, tr.14)Trong sách Sáng Thế Ký cũng kể về câu chuyện con rắn - đại diện cho những cám dỗ và tội lỗi đã dụ dỗ Eva ăn trái cấm. Ngoài ra, hình tượng rắn còn đại diện cho sự khôn ngoan, linh hoạt và khả năng sinh sản và bảo trợ. Vốn dĩ con rắn không có chân và thường xuyên thay da, vì vậy sự xuất hiện của nó được xem như một sự bí ẩn, tinh ranh và liên tục chuyển mình. Hình tượng rắn trong văn học và văn hóa cũng được miêu tả và xem như một vị thần bảo trợ cho con người trong thần thoại các quốc gia. Con rắn thần Quetzalcoátl (hay rắn lông chim) chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong các thần điện của người Aztec. Thần rắn lông chim xuất hiện trên các cấu trúc trong thành phố cổ Teotihuacan tại Mexico. Ở Trung Quốc, ta cũng có truyện về hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Trong các tác phẩm văn học Phật Giáo Ấn Độ, Thái Lan cũng miêu tả hình ảnh rắn thần Naga che chở cho Đức Phật mỗi khi người thiền định.

trong khi đó đại bàng thường được coi là biểu tượng của sự cao thượng và sức mạnh. Trong các phần của tiểu thuyết Harry Potter của J.K. Rowling, nhà Gryfindor có biểu tượng hình con đại bàng và màu chủ đạo là màu đỏ tượng trưng cho những con người dũng cảm, cao thượng và mang sức mạnh. Ngoài vai trò làm vua hay thủ lĩnh dẫn đầu, đại bàng còn được xuất hiện trong tác phẩm văn học như biểu tượng của sự tinh ranh, ma mãnh. Đại bàng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học như Thạch Sanh, Nghìn lẻ một đêm. Theo thần thoại Hy Lạp, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus, những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.

 

1.1.2. Đại bàng và con rắn - sự tích di dân của dân da đỏ Azteque đến đô thị Mexico

Đại bàng và con rắn là truyện cổ tích của người Azteque cổ, thuộc dòng văn học dân gian Mexico trong chuỗi truyện cổ tích viết về sự di dân của những bộ lạc khu vực Mỹ Latin như Inca, Maya, Aztecque, Tolteque,... bên cạnh những truyện như cuộc đấu trí giữa thần trí khôn Quetjialcoatl và thần bóng tối Tejcalipoca, Nữ thần Magney,...Truyện cổ tích Đại bàng và con rắn có nguồn gốc từ văn hóa Mesoamerica, được truyền miệng qua nhiều thế hệ dân da đỏ Azteque. Tuy nhiên, truyện cũng được phổ biến ở nhiều nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Mỹ Latinh. Truyện còn có ý nghĩa về việc di dân của dân da đỏ Azteque từ vùng núi cao xuống đô thị Mexico, khi họ phải đối mặt với nhiều thử thách và đấu tranh để tìm kiếm sự sống còn. Trong câu chuyện này, hành trình di dân của người Azzteque xuống đô thi Mexico được tái hiện bằng hành trình người da đỏ Azteque theo lời nữ thần hóa thân dưới hình dạng con đại bàng đến một hoang đảo sinh sống và lập nghiệp. 

Sự di dân của người da đỏ Azteque là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của vùng Mesoamerica. Vào khoảng thế kỷ thứ 12, họ di chuyển từ vùng núi cao của Mexico và định cư tại các vùng đồng bằng. Hành trình di dân của họ đã trải qua nhiều thử thách và khó khăn, bao gồm cả việc đối mặt với các bộ tộc khác và thiếu hụt tài nguyên. Truyện cổ tích Đại bàng và con rắn cũng đã phản ánh được quá trình ấy. 

 

1.1.3. Khái quát về ba báu bật

Trong truyện cổ tích Đại bàng và con rắn, ba báu vật xuất hiện trong hoàn cảnh bộ tộc da đỏ Azteque đã có quốc vương, pháp sư, bộ lạc và đền thờ cho riêng mình. Tuy vậy, thần chiến tranh Huitzilopochtli đã nhìn nhận ra rằng trong tương lai, bộ tộc này sẽ di dân sang một vùng đất khác để phát triển hơn. Vì vậy thần đã hóa thân thành con chim đại bàng đậu trên cây xương rồng để làm dấu hiệu huấn dụ cho nhà vua và pháp sư hiểu. Sau khi đọc được lời răn phải di dân và hiểu được, thần Huilzilopochtli đã ban cho dân da đỏ Azteque ba báu vật “Này Huilzison, ta cho con ba báu vật để con có thể đi tìm thánh địa. Đây là chiếc mũ lông chim tượng trưng cho lòng can đảm. Khi đội chiếc mũ này con phải nhớ và hãnh diễn là con cháu của dân tộc Azteque anh hùng, bách thắng. Đây là chiếc cung thần sẽ giúp con chiến thắng kẻ thù và đây là chiếc lưới cá. Chiếc lưới này là chìa khóa giúp con tìm thấy thánh địa và giải quyết được sự sống của những người đi theo con.” (Phùng Bửu, 1980, tr.137) Như vậy, cả ba báu vật mà thần chiến tranh ban cho pháp sư đều là những báu vật đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho một hành trình đấu tranh, di cư khó khăn: nhu cầu về mặt tinh thần, liên kết xã hội; nhu cầu tự vệ, thể hiện cái tôi cá nhân; nhu cầu sinh tồn. Ba báu vật này đều là ba báu vật quyền năng, mạnh mẽ và thiết thực đối với cộng đồng da đỏ Azteque.

 

1.2.  Khái quát về truyện Harry Potter và bảo bối tử thần

1.2.1. Chuỗi truyện Harry Potter 

Harry Potter là một chuỗi truyện viết về thế giới phép thuật được viết ra bởi tác giả J.K. Rowling. Chuỗi truyện bao gồm 7 tập sách chính và một số tiểu thuyết phụ nhỏ hơn. Truyện kể về cuộc sống của một cậu bé tên là Harry Potter, người được biết đến như một phù thủy mạnh mẽ và có thể cứu thế giới phép thuật khỏi sự tàn phá của tên phù thủy độc ác Voldemort. Ở mỗi phần truyện, Harry Potter và những người bạn sẽ gặp các thử thách khác nhau sau mỗi kì nghỉ hè. Mỗi phần truyện đều sẽ có các tuyến nhân vật, sự kiện tiếp nối, liên quan đến những phần trước và sau nó một cách hệ thống.Có thể nói thế giới nhân vật phù thủy trong Harry Potter là một thế giới song song với thế giới Muggle một cách  tinh vi, bài bản. Ở thế giới này, các hệ thống trường học, bệnh viện, thi cử,… được xây dựng linh hoạt và sống động như thế giới của con người. Nó tạo nên một vùng đất khác song song với thế giới của con người, cùng hoạt động vận hàng trong tuyến thời gian giống con người và di chuyển qua lại bằng những khóa cảng. Truyện được viết dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhưng cũng thu hút được đông đảo người đọc ở mọi độ tuổi.

 

1.2.2. Phần truyện Harry Potter và bảo bối tử thần

Harry Potter và bảo bối tử thần là phần cuối cùng trong chuỗi truyện Harry Potter. Trong phần này, Harry và bạn bè của cậu, Ron Weasley và Hermione Granger, tiếp tục cuộc phiêu lưu của mình để tìm kiếm và phá hủy bảo bối tử thần - một món vũ khí mạnh nhất thế giới phép thuật - trước khi nó rơi vào tay Voldemort và đưa đến thời kỳ tối tăm. Truyện cung cấp cho người đọc nhiều câu trả lời cho các câu hỏi về quá khứ và tương lai của nhân vật, đồng thời giải đáp những bí ẩn và gợi mở trong các tập trước. Nó cũng mang lại một kết thúc hài lòng cho người đọc về hành trình của Harry và các nhân vật khác trong toàn bộ chuỗi truyện.

Tuy nhiên, phần truyện này cũng mang lại nhiều cảm xúc phức tạp cho người đọc khi có những mất mát đáng tiếc và tình huống căng thẳng, đặc biệt là trong cuộc chiến cuối cùng giữa Harry và Voldemort. Phần truyện này cũng là nơi thể hiện rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa các nhân vật và những cảm xúc, suy nghĩ của họ. Từ đó, phần truyện mang đến cho người đọc một thông điệp về tình bạn, tình yêu và sự hy sinh trong cuộc sống.

 

1.2.3. Khái quát về ba bảo bối tử thần

Ba bảo bối tử thần được tác giả J.K.Rowling lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích về ba anh em khi đối diện với thần chết: “Vừa đúng lúc ba anh em đi tới một dòng sông…bỗng thấy một cái bóng trùm đầu kín mít chặn đường.”; “Thần rất tức giận là đã bị phỗng tay trên ba nạn nhân mới, bởi vì khách lữ hành thường sẽ chết đuối dưới dòng sống. Nhưng Thần Chết gian xảo lắm. Thần giả bộ chúc mừng ba anh em về pháp thuật của họ, và nói là mỗi người đáng được hưởng một phần thưởng cho sự khôn khéo lách được thần.” (J.K. Rowling, 2013, tr. 1687); Khi gặp Thần Chết, ba người anh em lần lượt xin một bảo bối như sau: “Thế là người anh cả, một kẻ hiếu chiến, hắn hỏi xin một cây đũa nhiều quyền phép hơn mọi cây đũa phép trên đời: một cây đũa phép luôn luôn giúp chủ nhân chiến thắng trong những trận đấu tay đôi, một cây đũa phép xứng đáng với một phù thủy đã từng chế ngự Thần Chết! Thần Chết bèn băng ngang tới một cành cây Cơm Nguội mọc bên bờ sông, bẻ một cành cây rũ xuống, làm ra một cây đũa phép và đưa nó cho người anh cả.” (J.K. Rowling, 2013, tr.1688); “Kế đến là người anh hai, một kẻ ngạo mạn, quyết định phải làm cho Thần Chết bẽ mặt hơn nữa, nên hỏi xin quyền lực gọi những người khác trở về từ cõi chết. Thần Chết bèn lượm một viên đá bên bờ sông và đưa cho người anh Hai, rồi nói với anh là viên đá đó có quyền năng gọi về những người chết.” (J.K.Rowling, 2013, tr.1689); “Và rồi Thần Chết hỏi người anh ba và cũng là người em út xem anh ta muốn gì. Người em út là kẻ khiêm tốn nhất, cũng là người khôn ngoan nhất trong ba anh em, và anh không tin tưởng Thần Chết. Vì thế anh hỏi xin cái gì mà giúp anh từ đó đi tiếp mà không bị Thần Chết bám theo. Vô cũng bất đắc dĩ, Thần Chết bèn giao cho anh chính tấm áo khoác tàng hình của mình.” (J.K. Rowling, 2013, tr.1690) Ba bảo bối trên tuy đều có những điểm mạnh nhưng các điểm bất cập của nó cũng hiện ra khi xuất hiện riêng lẻ. Nếu kết hợp ba bảo bối lại, chúng ta có được Bảo bối tử thần. Ba bảo bối trên cũng xuất hiện lần lượt trong những phần trước của tiểu thuyết và gặp gỡ nhau tạo thành bảo bối tử thần ở phần truyện cuối.

 

1.3 Đặc điểm của ba báu vật và ba bảo bối tử thần

1.3.1 Mũ lông chim trong truyện cổ tích và áo khoác tàng hình trong Harry Potter thể hiện lòng can đảm

Trong truyện cổ tích Đại bàng và con rắn, người da đỏ Azteque đã tìm được một hoang đảo để lập nghiệp nhưng phải đối mặt với nhiều thử thách. Trong lúc đó, nữ thần đã hóa thân thành con đại bàng và trao cho họ một chiếc mũ lông chim, cho phép người đeo nó có thể tự hào về gốc gác con người mình và vượt qua mọi khó khăn “Dân da đỏ chỉ quan trọng hai điều bậc nhất là danh dự và chiến thắng. Danh dự cho kẻ nào can đảm, biểu lộ bằng các lông chim gắn trên đầu. Kẻ nào có nhiều lông chim gắn trên đầu, kẻ đó là người can đảm.” (Phùng Bửu, 1980, tr. 138)

Trong phần truyện Harry Potter và bảo bối tử thần, áo khoác tàng hình là một trong những bảo bối quý giá nhất, cho phép người đeo nó trở nên vô hình và di chuyển mà không bị phát hiện. Harry đã sử dụng áo khoác này nhiều lần để vượt qua những chướng ngại vật và chiến thắng kẻ thù.

Cả hai báu vật này đều thể hiện sự can đảm, sự đam mê và khát khao vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích. Những người sở hữu mũ lông chim và áo khoác tàng hình đều có lòng kiên trì và quyết tâm vượt qua những thử thách trong cuộc đời.

 

1.3.2 Chiếc cung thần trong Đại bàng và con rắn và đũa Cơm Nguội trong Harry Potter thể hiện quyền lực và sức mạnh chiến thắng kẻ thù 

Chiếc cung thần trong Đại bàng và con rắn và đũa Cơm Nguội trong harry Potter đại diện cho quyền lực và sức mạnh tối thượng. Trong truyện cổ tích Đại bàng và con rắn, chiếc cung thần được trao cho người đeo nó để có thể bắn ra những mũi tên tuyệt vời và đánh bại những kẻ thù hung ác. Chiếc cung thần này thể hiện sức mạnh và quyền lực của người sử dụng nó, giúp họ chiến thắng những trận đánh đầy khó khăn. Trong truyện cổ tích Đại bàng và con rắn, chiếc cung thần được sử dụng bởi nhân vật chính để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Chiếc cung thần thể hiện quyền lực và sức mạnh của nhân vật chính trong việc đối mặt với kẻ thù và chiến thắng chúng. Trong Harry Potter, đũa Cơm Nguội là một trong những bảo bối tử thần có sức mạnh tối thượng, giúp cho nhân vật chính Harry chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Đũa Cơm Nguội thể hiện quyền lực và sức mạnh của Harry trong việc đối mặt với kẻ thù và giành chiến thắng. 

Cả chiếc cung thần và đũa Cơm Nguội đều là các bảo bối tử thần có tính năng giúp nhân vật chính chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, thể hiện quyền lực và sức mạnh để chiến đấu bảo vệ bản thân và gia tộc, cộng đồng của mình.

1.3.3 Chiếc lưới cá trong Đại bàng và con rắn và hòn đá phù thủy trong Harry Potter thể hiện sự phục sinh và khả năng tìm ra thánh địa

Trong truyện cổ tích, chiếc lưới cá đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra hoang đảo và phục vụ cho sự sinh tồn của dân da đỏ Azteque. Chiếc lưới cá biểu thị sự thông minh, khéo léo và sự sáng tạo để tìm ra những giải pháp đầy khó khăn trong việc tương tự, trong Harry Potter, hòn đá phù thủy cũng là một trong ba bảo bối tử thần, được cho là có khả năng mang lại sự phục sinh cho chủ nhân của nó. Đây cũng là một trong những đặc tính quan trọng giúp Harry và những người bạn của cậu có thể đối mặt với các thử thách và nguy hiểm trong cuộc phiêu lưu của họ.

Ngoài ra, cả chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy cũng đều biểu thị cho khả năng tìm ra thánh địa. Trong truyện cổ tích, việc tìm ra hoang đảo và địa điểm lập nghiệp mới là mục tiêu chính của những người di cư. Trong Harry Potter, hòn đá phù thủy cũng chỉ cho Harry đường đi đến "thánh địa" - nơi ẩn náu của Voldemort và bảo vệ cho cậu khi đối mặt với kẻ thù.

Tóm lại, cả chiếc lưới cá trong truyện cổ tích và hòn đá phù thủy trong Harry Potter đều thể hiện sự kiên trì và nỗ lực của những nhân vật chính trong việc tìm kiếm giải pháp cho những tình huống khó khăn. Nó cũng đại diện cho khả năng phục sinh và sự tìm kiếm thánh địa trong cuộc phiêu lưu của họ.



CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA BA BÁU VẬT VÀ BA BẢO BỐI TỬ THẦN DƯỚI GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH

2.1. Biểu tượng của lòng can đảm - mũ lông chim và áo khoác tàng hình được kế thừa và sở hữu bởi những gia tộc dũng cảm

2.1.1. Báu vật được sở hữu bởi những pháp sư vĩ đại 

Mũ lông chim và áo khoác tàng hình trong tác phẩm là những bảo bối được sở hữu bởi những pháp sư vĩ đại. Trong Đại bàng và con rắn, những người đội mũ lông chim là pháp sư vĩ đại Huitizison - nhân vật cao cấp thứ hai sau quốc vương, “có nhiệm vụ coi giữ đều thờ thần chiến tranh và là phụ tá quốc vương mỗi khi trong nước có việc đại sự” (Phùng Bửu, 1980, tr. 133) và hoàng đế Teepatzin. Đây là những người dũng mãnh, thảo phạt các bộ tộc khác và theo sự dẫn dắt của thần chiến tranh Huitzilopolti di dân sang những vùng đất khác. Mũ lông chim là đại diện cho tinh thần của người da đỏ Aztecque trong suốt hành trình chiến đấu.

Trong Harry Potter và Bảo bối tử thần hay các phần truyện khác, áo khoác tàng hình cũng được sở hữu bởi hàng loạt các pháp sư và gia tộc vĩ đại, mạnh mẽ như được trang bị bởi cha đẻ của James Potter và truyền lại cho con trai của ông, Harry Potter. Áo khoác tàng hình thể hiện sự khéo léo và sáng tạo trong việc tìm kiếm giải pháp trong những tình huống khó khăn, cũng như khả năng giấu giếm và tránh né sự theo dõi của kẻ thù. Bên cạnh những bảo bối "Gia tộc Gaunt" - một chiếc nhẫn được chế tác từ những viên đá Hufflepuff và Slytherin, biểu tượng cho sự phục sinh và khả năng tìm ra Di sản phù thủy,.. áo khoác tàng hình là bảo bối được sở hữu bởi những pháp sư trong gia tộc có truyền thống lâu đời.

 

2.1.2. Báu vật có khả năng giúp người mặc trở nên vô hình 

Một trong những đặc tính của báu vật đó là giúp người mặc trở nên vô hình. Áo khoác tàng hình có khả năng làm chủ nhân của nó trở nên vô hình, cho phép họ di chuyển mà không bị phát hiện “Một tấm áo khoác thực ra và thực sự khiến cho người mặc hoàn toàn vô hình, bền chắc vĩnh viễn, tạo được sự che giấu không bao giờ đổi và không xuyên thấu nổi, bất chấp có ếm bùa gì lên nó” (J.K.Rowling, 2013, tr.1781) Điều này rất hữu ích trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi cần tránh xa những kẻ địch hoặc điều tra một vật thể một cách bí mật. Áo khoác tàng hình đã được chế tạo bởi gia đình Peverell, một trong ba gia tộc pháp sư vĩ đại nhất trong thế giới của Harry Potter. Chủ sở hữu của chiếc áo khoác này có thể kích hoạt chức năng vô hình bằng cách nghĩ đến việc muốn trở nên vô hình và mặc áo lên. Tuy nhiên, việc sử dụng áo khoác tàng hình cũng có những hạn chế. Áo khoác tàng hình chỉ có thể giúp chủ nhân trở nên vô hình với người khác nhưng không thể làm cho họ trở nên vô hình với các phép thuật phát hiện, như ánh sáng đỏ của Mắt Pháo hay Cái Chày phát hiện. Ở truyện Đại bàng và con rắn, khi pháp sư Huitizison chiến đấu với bộ tộc thù địch, chiếc mũ lông chim cũng giúp ông ẩn thân trốn thoát khỏi tay kẻ thù, nhờ vậy ông mới có thể sống sót sau trận chiến. Tuy nhiên, sự ẩn thân trong truyện cổ tích Đại bàng và con rắn một phần đến từ sự linh hoạt và trí khôn của vị pháp sư, không phụ thuộc hoàn toàn vào báu vật.

Tóm lại, áo khoác tàng hình và mũ lông chim vẫn là một trong những báu vật có giá trị nhất trong thế giới phép thuật của Harry Potter và trong truyện cổ tích Đại bàng và con rắn, đại diện cho sự bất khả xâm phạm và sự tinh tế trong việc giấu mình.

 

2.1.3. Báu vật tự chọn người sở hữu 

Mũ lông chim trong Đại bàng và con rắn và áo khoác tàng hình trong Harry Potter và Bảo bối tử thần là những báu vật có linh tính, vì vậy chúng cũng tự chọn chủ nhân của mình. Không phải ai trong thế giới pháp thuật cũng có thể sử dụng được áo khoác tàng hình và mũ lông chim mà chỉ có những người đứng đầu, pháp sư và chiến binh dũng mãnh mới có thể sở hữu được. Đặc biệt, chiếc áo choàng tàng hình còn là món đồ gia truyền của gia tộc người em út trong truyền thuyết và sau đó được truyền đến đời con cháu của Harry Potter sau này như trong truyện đã nói: “Một tấm áo khoác thực ra và thực sự khiến cho người mặc hoàn toàn vô hình, bền chắc vĩnh viễn, tạo được sự che giấu không bao giờ đổi và không xuyên thấu nổi, bất chấp có ếm bùa gì lên nó” (J.K.Rowling, 2013, tr.1781) Đây là tấm áo trung thành chỉ chọn chủ nhân của nó. Đặc điểm chung của hai báu vật này chính là chủ nhân mà nó lựa chọn đều là những người can đảm, dám nghĩ dám làm và xây dựng nên một cộng đồng vững chắc “Dân da đỏ chỉ quan trọng hai điều bậc nhất là danh dự và chiến thắng. Danh dự cho kẻ nào can đảm, biểu lộ bằng các lông chim gắn trên đầu. Kẻ nào có nhiều lông chim gắn trên đầu, kẻ đó là người can đảm.” (Phùng Bửu, 1980, tr. 138) Như vậy có thể thấy, không phải ai cũng có thể tự ý sở hữu những báu vật này mà nó như một món đồ kế thừa của bộ tộc, gia tộc với những đặc tính sức mạnh riêng biệt. Từ đó thấy được hình tượng ba báu vật và ba bảo bối xây dựng không phải là món đồ vô tri vô giác mà là sinh thể có linh tính.

 

2.2. Biểu tượng của quyền lực và sức mạnh chiến thắng kẻ thù - chiếc cung thần và đũa cơm nguội là những vũ khí bất khả chiến bại

2.2.1. Chiếc cung thần và đũa Cơm Nguội có nhiều quyền năng

Chiếc cung thần trong Đại Bàng và con rắn và đũa Cơm Nguội trong Harry Potter đều là những vũ khí chiến đấu có nhiều quyền năng. Kẻ nào sử dụng được cây cung thần sẽ là “người lập được nhiều chiến công được mọi người kính phục. Cây cung đối với người dân da đỏ là một phương tiện cần thiết để tự vệ và chiến thắng.” (Phùng Bửu, 1980, tr.138) Cây cung mang nhiều sức mạnh bất khả chiến bại như có thể bắn xa nghìn dặm, bắn mũi tên độc qua bờ bên kia của sông giết chết nhiều kẻ thù mà không khiến bộ tộc Aztecque mất sức. Ngoài ra, cung thần còn là đồ vật mà hoàng đế dùng để cung tế dưới pho tượng bằng đá có gắn nhiều viên đá quý ngay dưới chỗ thần Huizlopochtli xuất hiện. 

Trong Harry Potter và bảo bối tử thần, đũa Cơm Nguội là một trong ba chiếc đũa đặc biệt được tạo ra bởi nhà phù thủy huyền thoại, Deathly Hallows. Nó được cho là có khả năng đánh bại bất kỳ đối thủ nào, và được coi là biểu tượng của sự quyền lực và sức mạnh trong thế giới phù thủy. Cây đũa thần có nhiều quyền năng ma thuật, có thể tạo ra nhiều loại bùa chú khác nhau và nó liên kết với năng lượng của chủ nhân mình: “Hiệu quả cao nhất phải luôn luôn tùy thuộc vào mối quan hệ vững chắc nhất giữa phù thủy vừa đũa phép. Những mối quan hệ này rất phức tạp. Sự hấp dẫn ban đầu, và sau đó là sự điều tra lẫn nhau về kinh nghiệm, cây đũa phép am hiểu phù thủy và phù thủy am hiểu cây đũa phép.” (J.K.Rowling, 2013, tr. 2042) Như vậy, hình tượng đũa thần và cung thần được xây dựng là một hình tượng vũ khí với nhiều quyền phép, sức mạnh từ cơ chế tấn công vật lí cho đến ma thuật, bùa chú và năng lượng.

 

2.2.2. Chiếc cung thần và đũa Cơm Nguội có khả năng đánh bại quái vật

Trong Harry Potter và bảo bối tử thần, chính cây đũa Cơm Nguội là vũ khí giúp Harry Potter đánh bại được chúa tể hắc ám Voldemort -  một trong những phù thủy mạnh nhất và nguy hiểm nhất trong thế giới phép thuật trong trận chiến cuối cùng tại trường học. Trong series tiểu thuyết Harry Potter, đũa Cơm Nguội là một trong số những vật phẩm phù thuỷ quan trọng nhất. Nó được tạo ra từ một thanh gỗ phép thuật và một mảnh linh vật, và được cho là có khả năng đánh bại bất kỳ phù thủy hay pháp sư mạnh nhất nào. Được sử dụng bởi những nhân vật quan trọng như Harry Potter và Albus Dumbledore, đũa Cơm Nguội đã giúp họ đánh bại các kẻ thù đáng sợ như Lord Voldemort và Gellert Grindelwald. 

Chiếc cung thần trong truyện Đại bàng và con rắn cũng mang trong mình sức mạnh để đánh bại quái vật và kẻ thù. Các chiến binh da đỏ đã sử dụng cung thần để chiến đấu và cắt đi một tai của binh lính bộ tộc Calhuas và quân láng giềng Xothmileo. Đây đều chính là những kẻ thù của bộ tộc da đỏ Azteque trong quá trình di dân khó khăn. Nhờ cung thần mà pháp sư có thể chiến thắng trước những lời khinh mạn của quốc vương Calhuas và đem các chiến binh trở về.

 

2.2.3. Người sở hữu chiếc cung thần và đũa Cơm Nguội trở thành người đứng đầu

Trong series tiểu thuyết Harry Potter, đặc biệt ở phần Harry và bảo bối tử thần, đũa Cơm Nguội được coi là một trong những vật phẩm quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn đến thế giới phép thuật. Việc sở hữu đũa Cơm Nguội không chỉ đảm bảo cho người sở hữu có sức mạnh và ảnh hưởng, mà còn cho phép họ trở thành người đứng đầu trong thế giới phép thuật. Theo câu chuyện, đũa Cơm Nguội được cho là chứa đựng một phần linh vật có tên là Fawkes - một con chim phượng hoàng và “Khi được kết hợp với thanh gỗ phép thuật, đũa Cơm Nguội sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ và có khả năng thực hiện những phép thuật mạnh nhất. Vì vậy, việc sở hữu đũa Cơm Nguội có thể cho phép người sở hữu chiếm ưu thế trong cuộc chiến giành quyền lực và ảnh hưởng trong thế giới phép thuật.” (J.K. Rowling, 2013, tr.2778) Chính vì lẽ đó, chúa tể Hắc Ám đã tìm mọi cách để cướp đũa phép về tay mình trong phần truyện cuối. 

Ở truyện Đại bàng và con rắn cũng vậy, các sứ giả và quốc vương của bộ tộc khác đều muốn mình là người đứng đầu, chính vì vậy chiến tranh xung đột liên tục nổ ra. Tuy nhiên nhờ có cung thần và mũ lông chim, người Azteque trở nên dũng mãnh và khôn ngoan hơn khi thảo phạt được hầu hết các bộ tộc để trở thành người đứng đầu. Khi trở thành người đứng đầu, “Quốc vương Cuhuas chấp thuận gả nàng công chùa cho thần Huixlilopochtli một phần vì công nhận sự đứng đầu của dân da đỏ, một phần muốn xóa bỏ sự căm túc của pháp sư Huizison khi nhà vua muốn đuổi pháp sư ra khỏi lãnh thổ của mình.” (Phùng Bửu, 1980, tr. 150) Như vậy, cung thần khiến dân Azteque trở thành người đứng đầu, có quyền lực và địa vị.

 

2.3. Biểu tượng của sự phục sinh và khả năng tìm ra thánh địa - chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy đại diện cho khả năng tâm linh và mang nhiệm vụ của người dẫn dắt linh hồn

2.3.1. Chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy hồi sinh người chết sống lại

Trong thế giới phép thuật của Harry Potter, chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy được xem là biểu tượng của sự phục sinh và khả năng tìm ra thánh địa. Chúng là những vật phẩm quan trọng trong câu chuyện và mang nhiệm vụ của người dẫn dắt linh hồn, đưa nhân vật chính Harry Potter và đồng hành của anh ta đến các vùng đất thần thoại và tìm ra những báu vật quan trọng. Chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy đều có khả năng phục sinh người chết, đưa họ trở lại cuộc sống và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong câu chuyện kể về ba anh em, người em thứ hai cũng đã lấy viên đá phù thủy để làm sống lại người tình đã chết yểu của mình. Trong giai đoạn gay cấn của cuộc chiến, hòn đá phù thủy đã giúp Harry Potter hủy hoại được năng lượng của Voldermort trong hầm ngục và được mô tả là có thể  được sử dụng để phục hồi lại linh hồn của Cedric Diggory, một nhân vật đã bị giết trong một cuộc thi trong trường Hogwarts. Như vậy, hòn đá phù thủy được sử dụng để tạo ra một phép thuật mang tính phục sinh, cho phép người sử dụng tái tạo lại bản thân. 

 

2.3.2. Chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy cho phép người sử dụng thấy ảo ảnh

Chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy cũng có khả năng cho phép người sử dụng thấy những ảo ảnh, mang đến cho họ những trải nghiệm tâm linh độc đáo và giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân và nhiệm vụ của mình. Chúng cũng là công cụ dẫn dắt người sử dụng đến vùng đất thánh và báu vật quan trọng. Trong phần đầu tiên của Harry Potter, Harry Potter đã nhìn tháy ảo ảnh của cha mẹ mình trong tấm gương phản chiếu nhờ cầm viên đá. Theo lý giải của giáo sư Dumbledore, những ảo ảnh đó chính là ẩn ức tâm lý của cậu bé Harry Potter vì từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ. Những thiếu vắng tình thương ấy đã trở thành khao khát trong vô thức của nhân vật này và hòn đá phù thủy có thể nắm bắt được tầng năng lượng ấy, từ đó dẫn dụ Harry nhìn thấy ảo ảnh của cha mẹ mình. Ngoài ra, khi chúa tể Hắc Ám đe dọa đến mạng sống Harry, hòn đá phù thủy đã tạo ra ảo ảnh khiến cho Voldemort nhìn thấy mình đang cầm trên tay viên đá mà hắn tìm kiếm để đánh lừa thị giác của hắn. 

Trong truyện Đại bàng và con rắn, khi đoàn người da đỏ theo chân pháp sư tìm đến vùng đất mới, chiếc lưới cá cũng đã vẽ ra huyễn cảnh một vùng thảo nguyên rộng mênh mông với “nhiều hưu nai nhởn nhơ gặm cỏ. Trên đảo không có người. hàng ngàn chim chóc đủ loại bay nhảy tung tăng” (Phùng Bửu, 1980. tr. 144) để thử thách lòng kiên nhẫn và trung thành của người dân da đỏ. Đó cũng chính là thử thách hòn đảo thần tiên mà thần Huilzipochtli dành do các chiến sĩ da đỏ. Sau khi các chiến binh da đỏ vì bị mê hoặc bởi quang cảnh thần tiên giả tạo, thần biến mất và để lại ảo ảnh khác “Một thung lũng hoang vu vắng vẻ khôn cằn. Họ thấy rải rác những người bị chết cong queo, ngực bị banh ra, trái tim biến mất.” (Phùng Bữu, 1980, tr.145) Chính những ảo ảnh đó là do chiếc lưới cá gây ra nhằm cho những người dân da đỏ bài học về lòng kiên định, không nổi lòng tham mà mất phương hướng ban đầu của mình đó là di dân. 

 

2.3.3. Chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy dẫn dắt người sử dụng tìm ra vùng đất thánh và báu vật

Chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy được xem như người dẫn dắt linh hồn khi cho phép người sử dụng nó tìm ra thánh địa. Trong Harry Potter và hòn đá phù thủy, nhờ có hòn đá phù thủy, Harry cùng nhóm bạn đã tìm ra được cắn hầm chó ba đầu nơi mà chúa tể Hắc Ám Voldermort đang ẩn núp sau gáy của thuộc hạ mình vì chưa hồi phục năng lượng. Đến Harry Potter và bảo bối tử thần, hòn đá phù thủy lại một lần nữa dẫn dắt Harry Potter đến chỗ những Trường sinh linh giá còn lại, giúp nhân vật này tìm ra được bí mật về những bảo bối tử thần khác. Trong Đại bàng và con rắn, sau khi Huizison qua đời, hội đồng tù trưởng đã bầu hoàng tử Mextli và pháp sư Tenoch lên kế vị pháp sư Huizison trông coi và lên được tìm cho được thánh địa. Đó là “giữa đảo nơi một cây xương rồng Nopal đứng ngạo nghễ dưới ánh sáng mặt trời ban mai” (Phùng Bửu, 1980, tr. 153) Tuy nhiên, hòn đá phù thủy và chiếc lưới cá dẫn dắt chủ nhân đến thánh địa bằng những cách thức khác nhau. Nếu như hòn đá phù thủy dẫn dắt Harry đến hầm ngục một cách trực tiếp, chiếc lưới cá lại là lời răn dạy ẩn dụ mà người da đỏ phải giải ra được “Bây giờ thần mới hiểu tại sao thần Huizilopochitli lại huấn dụ chúng ta chiến thắng trên nước như những người chài lưới bắt cá. Lúc này ta mới hiểu tại sao thần lại ban cho chúng ta chiếc lưới trong khi chúng ta đang sống ở nơi sa mạc khô cằn.” (Phùng Bửu, 1980, tr. 154) Tuy bằng cách này hay cách khác, cả hai báu vật đều hướng dẫn người sử dụng đến nơi mà họ muốn đến.

Tóm lại, chiếc lưới cá và hòn đá phù thủy trong Harry Potter đại diện cho khả năng phục sinh, trải nghiệm tâm linh và dẫn dắt người sử dụng đến các vùng đất thần thoại và báu vật quan trọng. Chúng là biểu tượng của sự phục sinh và khả năng tìm ra thánh địa và mang nhiệm vụ của người dẫn dắt linh hồn.

 

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG BA BÁU VẬT VÀ BA BẢO BỐI DƯỚI GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH

3.1. Nghệ thuật phóng đại trong miêu tả sức mạnh của ba báu vật và ba bảo bối

Trong hai tác phẩm Đại bàng và con rắn và harry Potter và bảo bối tử thần, hình tượng ba báu vật và hình tượng ba bảo bối tử thần đều được sử dụng nghệ thuật thậm xưng hay còn gọi là phóng đại để củng cố sức mạnh và vai trò của chúng trong việc giúp cho chủ nhân sở hữu chiến thắng được kẻ thù. Nghệ thuật phóng đại sức mạnh có thể giúp tạo ra một hình ảnh về bảo bối với nhiều quyền năng, kích thước hình thể lớn đột biến khiến người đọc có cảm giác thái quá về sức mạnh của món đồ ấy. Hình tượng ba báu vật và ba bảo bối tử thần cũng sử dụng biện pháp này nhằm độc quyền hóa hình tượng bảo bối thần kì có một không hai trên đời, ai sử dụng được chúng đều có thể trở thành những người có quyền lực tối thượng, chiến thắng trong mọi cuộc chiến. Qua những chi tiế này, ta có thể thấy nghệ thuật phóng đại sức mạnh của ba báu vật và ba bảo bối được sử dụng xuyên suốt làm cho hình tượng trở nên mạnh mẽ, uy lực hơn bao giờ hết.

 

3.2. Nghệ thuật so sánh nhằm thể hiện ý nghĩa của ba báu vật và ba bảo bối tử thần

Trong xuyên suốt Harry Potter và bảo bối tử thần, những bảo bối tử thần đều được so sánh với các loại vũ khí huyền thoại của các phù thủy và pháp sư trong các truyền thuyết khác như “chiếc Rìu Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp hay thanh kiếm Excalibur trong truyền thuyết về Vua Arthur của Anh.” (J.K.Rowling, 2013, tr.1661) đũa phép Cơm Nguội được so sánh với một công cụ đặc biệt và quan trọng trong thế giới phù thủy, giống như “một cây kiếm của một chiến binh hay một cây chổi của một chơi quidditch.” (J.K.Rowling, 2013, tr.1661) Nó đại diện cho sức mạnh phép thuật và khả năng của người sử dụng nó, và khi được sử dụng đúng cách, nó có thể tạo ra những phép thuật đáng kinh ngạc. Đũa phép Cơm Nguội còn được xem là biểu tượng của quyền lực và tài năng trong thế giới phù thủy, và khi sở hữu một cây đũa Cơm Nguội, người dùng có thể trở thành một trong những pháp sư mạnh nhất trong cộng đồng phù thủy. Trong Đại bàng và con rắn, hình tượng chiếc lưới cá cũng được so sánh có tầm quan trọng “như xương rồng Nopol trên sa mạc” (Phùng Bửu, 2013, tr. 155) và “như lưỡi rìu của các chiến binh” (Phùng Bửu, 2013, tr. 155) Những hình ảnh so sánh ấy cho thấy được giá trị, tầm quan trọng không thể thiếu của ba bảo bối và ba báu vật trong hành trình của những người anh hùng. Nếu thiếu đi một báu vật nào, chủ nhân và những báu vật còn lại đều mất đi tính liên kết với nhau. 

 

3.3. Nghệ thuật nhân hóa nhằm thể hiện sự gần gũi và tâm linh hóa ba báu vật và ba bảo bối tử thần

Ngoài việc phóng đại sức mạnh của ba báu vật và ba bảo bối tử thần, hình tượng ba báu vật và ba bảo bối cũng được nhân hóa nhằm thể hiện trách nhiệm, sự gần gũi với chủ nhân cũng như tâm linh hóa các sự kiện diễn ra trong suốt câu chuyện. Những báu vật trong truyện Đại bàng và con rắn và bảo bối tử thần trong Harry Potter đều được nhân hóa trở thành những công cụ không chỉ mạnh mẽ mà còn có linh tính, biết chọn chủ nhân sở hữu và tự tìm đường quay về với chủ nhân khi bị thất lạc. Viên đá phù thủy đã bị mất bỗng có thể tìm được vào túi quần của Harry khi cậu đang bị đe dọa bởi chùa tể Hắc Ám hay chiếc mũ lông chim cũng chỉ chọn những chiến binh Azteque làm chủ nhân đã cho thấy được sự trung thành và thông minh của những báu vật này. Ngoài ra, những báu vật này còn là công cụ dẫn đường cho hành trình gay cấn phút cuối, trở thành những vật dụng trong các nghi lễ hiến tế hay kết hôn của chủ nhân. Như vậy, hình tượng ba báu vật và ba bảo bối tử thần được nhân hóa xuyên suốt các tác phẩm khiến chúng trở nên linh hoạt, sinh động và gần gũi hơn với con người. 

 

 KẾT LUẬN

Đầu tiên, việc tiếp cận hình tượng ba báu vật trong Đại bàng và con rắn và ba báu vật trong Harry Potter và bảo bối tử thần dưới cái nhìn đối sánh giúp ta hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa, lịch sử của văn hóa Mỹ Latin và Anh cũng như cách những hình tượng và giá trị ấy sử dụng và phát triển trong các tác phẩm hiện đại.

Tiếp theo, việc áp dụng góc nhìn đối sánh vào việc tiếp cận hai hình tượng ba báu vật và ba bảo bối tử thần giúp ta hiểu rõ hơn những điểm giống và khác biệt, sự liên quan giữa hai hình tượng này và rộng hơn là hai nền văn hóa với nhau. Từ đó, ta có thể áp dụng những kiến thức ấy vào các bài nghiên cứu thực tiễn hay đời sống hằng ngày để có cái nhìn đối chiếu khách quan, có căn cứ khoa học hơn, Thêm vào đó, việc áp dụng lý thuyết đối sánh giúp ta hiểu rõ hơn về những nguyên nhân hình thành điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hình tượng văn học độc lập này dưới cái nhìn biện chứng.

Cuối cùng, việc nghiên cứu này còn mở ra nhiều hướng đi mới trong việc khai thác giá trị văn hóa của các tác phẩm nghệ thuật lớn vào ứng dụng đời sống. Đồng thời, sự kết hợp giữa hai hình tượng ở hai tác phẩm khác nhau cho thấy ta cần phải có cái nhìn khách quan, khoa học để tìm ra các tiêu chí đánh giá, đối sánh hai hình tượng này.

Vì vậy, nghiên cứu về Hình tượng ba báu vật trong Đại bàng và con rắn và ba bảo bối tử thần trong Harry Potter và bảo bối tử thần dưới góc nhìn đối sánh là chủ đề rất thú vị và đầy tiềm năng trong việc khai thác giá trị văn hóa của truyện cổ dân gian Mỹ Latin vào ứng dụng cuộc sống.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    J. K. Rowling. (2013). Harry Potter và bảo bối tử thần (Lý Lan dịch). TPHCM: Trẻ.

2.    Nguyễn Văn Sâm. (1912). Thạch Sanh tân truyện. Hà Nội: Việt Học.

3.    Nguyễn Văn Dân. (2008). Phương pháp luận nghiên cứu Văn học. TPHCM: Khoa học xã hội.

4.    Phùng Bửu. (1980). Truyện cổ dân gian Mê Hi Cô. Nam Định: Tổng hợp Nghĩa Bình.

  

Nhận xét