Đoạn trích Mị trong đêm tình mùa xuân: sự hồi sinh mãnh liệt của con người
Vợ Chồng A Phủ
Nghị
luận văn học: phân tích sức sống
tiềm tàng của nhân vật Mị qua đoạn trích trên từ đó làm nổi bật chất thơ trong
truyện ngắn Tô Hoài
“Tây
bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi
lòng ta đã hóa những con tàu
Khi
tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm
hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
(Tiếng
hát con tàu, Chế Lan Viên)
Đã
từ rất lâu, mảnh đất Tây Bắc - Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến,
quê hương của những anh hùng; là mảnh đất trung du nghèo khó nhưng nặng ân tình
khiến ai đã đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi xuyến xao. Chính nhà văn Tô Hoài
cũng đã dành tình cảm của mình cho Tây Bắc qua những lời tâm sự đầy cảm động: “Đất
nước và con người miền tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể
bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc
núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo:”Chéo lù! Chéo lù!” Chính nỗi nhớ
sâu nặng ấy là chất xúc tác để Tô Hoài sáng tác nên “Vợ chồng A Phủ” là bức
tranh khắc họa chân thật số phận người lao động miền núi và đặc biệt qua đoạn
trích khắc họa hình ảnh nhân vật Mị trong đoạn trích Mị ở đêm tình mùa xuân đã
cho chúng ta thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật; từ đó góp phần làm nổi bật
nên chất thơ trong truyện ngắn Tô Hoài.
“Tô
hoài là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 tuổi đời
nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp bền
bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng rất sớm với tác
phẩm “Dế mèn phiêu lưu Ký”. Văn chương của ông lấm láp đời thường. Ông ra đi vì
tuổi trời nhưng văn chương ông vẫn còn nguyên vẹn giá trị.” Tô Hoài không
chỉ nổi tiếng với tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi mang tên “Dế mèn phiêu
lưu kí” hay viết về Hà Nội mà ông còn để lại cho đời một tác phẩm xuất sắc viết
về vùng cao:tập truyện “Tây Bắc” mà đặc biệt hơn cả là “Vợ chồng A Phủ”. “Vợ chồng
A Phủ” được trích trong tập truyện “Tây Bắc” năm 1953 của Tô Hoài. Tác phẩm là
thành quả của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng
bào dân tộc miền núi suốt 8 tháng trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.
Truyện “Vợ chồng A phủ” cũng như tập truyện “Tây Bắc” nói chung bộc lộ rõ nét
tính cách, phẩm chất của người dân Tây Bắc và phong cách Tô Hoài: màu sắc dân tộc
đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm và lời văn giàu tính tạo hình. Đoạn
văn miêu tả nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân nằm ở giữa tác phẩm. Qua đoạn
trích, ta cảm nhận được sâu sắc tính cách và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của
người dân lao động qua những dòng văn miêu tả đầy chất thơ của Tô Hoài.
“Vợ
chồng A Phủ” là câu chuyện kể về cuộc sống nô lệ của Mị và A Phủ trong nhà thống
lí Pá Tra. Mị là bông hoa biết hát của núi rừng Tây Bắc: xinh đẹp và có biệt
tài thổi lá rất hay. Vì món nợ truyền kiếp mà cha mẹ để lại, Mị bị bắt về nhà
thống lí Pá Tra làm con dâu gạt nợ. Tại đây, Mị phải sống cuộc đời không khác
gì địa ngục trần gian bị tra tấn bởi dã man bởi đòn roi, lao động nặng nhọc và
đày đọa về tinh thần từ năm này qua năm nọ. A Phủ là chàng trai của núi rừng tự
do, vì đánh vỡ đầu A Sử mà bị bắt làm nô lệ cho thống lí. Trong lúc mải mê bẫy
nhím để hổ bắt mất bò, A phủ bị bắt trói đứng ở cột nhà. Hoàn cảnh bi kịch ấy
đã khiến Mị và A Phủ, hai con người khốn khổ gặp gỡ, đối diện và rồi cùng dìu dắt
nhau chạy khỏi nhà thống lí. Đoạn văn miêu tả nhân vật Mị trong đêm tình mùa
xuân không chỉ cho thấy được sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị mà đó còn
chính là cột mốc, tiền đề cho câu chuyện cởi trói cho A Phủ và Mị tự giải phóng
bản thân mình trong đêm mùa đông năm sau.
Trong
tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh mở đầu đầy
li kì như một câu chuyện cố tích khi giới thiệu hình ảnh Mị là một cô gái “Dù
làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” Đó là
nét tâm lí của con người luôn cam chịu, buông xuôi trước số phận và có hoàn cảnh
sống đầy tăm tối và bi kịch. Sở dĩ ban đầu Mị có nét tính cách ấy là do cuộc
hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Bề ngoài đó là một cuộc hôn nhân đầy hoàn hảo
khi một cô gái con nhà nghèo gả vào gia đình hào môn nhưng trong thực tế đó
chính là hợp đồng nô lệ mà Mị phải kí vào vì món nợ truyền kiếp. Mị không lấy
được người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với mỗi người mà mình sợ hãi, lạnh
lùng. Mang tiếng là con dâu của người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ
là một nô lệ không hơn không kém. Cô chính là nạn nhân của thế lực cường quyền,
thần quyền và phu quyền tra tấn tinh thần và bóc lột sức lao động dã man. Điều
đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định kết thức cuộc
đời mình. Thế nhưng, “Sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.” Chính bởi
lẽ đó mà ban đầu, cô xuất hiện với hình ảnh một cô gái đã buông xuôi, phó mặc
cho hoàn cảnh, trái tim dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên vốn có của nó.
Khi
miêu tả cuộc sống làm dâu, nhà văn Tô Hoài đã khám phá ra một mảng hiện thực
đen tối: cuộc sống, số phận đau khổ của người lao động miền núi- những con người
bị cường quyền, thần quyền, cái nghèo, những áp chế về tinh thần đẩy vào tình
trạng sống vô nghĩa, vô cảm, sống mà như đã chết. Thế nhưng phải chăng cô Mị trẻ
đẹp, tràn đầy xuân sắc xuân tình của ngày xưa đã chết? Không, bằng ngòi bút
nhân đạo sâu sắc, Tô Hoài đã cho ta thấy được rằng, dù lay lắt đói khổ, bị đọa
đày cùng cực đến đâu, sức sống của người lao động chỉ tạm thời bị vùi dập chứ
không thể nào bị triệt tiêu, nó vẫn như đốm than hồng âm ỉ cháy, chỉ đợi ngọn
gió lành là sẽ bùng lên. Và ngọn gió ấy đã tới trong đêm tình mùa xuân, để ta
thấy được một cô Mị yêu đời đang dần dần hồi sinh trong sự sống.
Sau
khoảng thời gian lao động vất vả, cuối cùng thì mùa xuân cũng đã trở về trên đất
Hồng Ngài, mang đến luồng gió mới cho cảnh vật thiên nhiên cũng như con người
nơi đây. Ngày Tết ở Hồng Ngài hiện lên với những nét miêu tả đầy sinh động về
thiên nhiên cũng như phong tục tạp quán nơi đây qua ngòi bút miêu tả của Tô
Hoài “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy
các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để
sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn tết khi gặt hái vừa xong không
không ngày nào tháng nào. Ăn tết như thế nào cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi
vỡ nương mơi. Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng,
gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng mèo đỏ, những chiếc váy hoa
đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ” và “đa,s trẻ đợi tết,
chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai
thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.” Sắc
màu mùa xuân đã làm cho tạo vật và con người bừng tỉnh với biên biếc sắc
màu và ăm ắp sự sống. Gió rét
không ngăn được tiếng cười trẻ con, không ngăn được những tiếng sáo tình tứ gọi
bạn đi chơi. Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài được Tô Hoài xây dựng lên thật thơ
mộng, êm đềm và đầy chất lãng mạn
Chính những hình ảnh và âm thanh ấy như một cơn gió thổi tung đi đám tàn tro đang vây quay cuộc đời Mị. Những lúc này, tâm hồn Mị đang có những sự xáo động bởi những tác động của ngoại cảnh. Nếu như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao khi được thức tỉnh bởi hơi cháo hành và sáng hôm sau, hắn nhìn cuộc đời khác hơn đẹp hơn: những sự việc quen thuộc hằng ngày trở nên đẹp vô ngần trước mặt Chí “Tiếng chim buổi sáng, tiếng người đi chợ, tiếng chèo đập cá” đã làm cho đoạn văn của Nam Cao trở nên giàu chất thơ vô cùng bởi có lẽ chất “người” của nhân vật đã đem đến chất “thơ” của cảnh vật thì Mị trên đất Hồng Ngài cũng như thế. Tâm hồn Mị như sống lại những phút giây trước khi nghe được âm thanh tiếng sáo vang vọng lúc thì “lấp ló”,”thiết tha bổi hổi”, lúc thì “văng vẳng” cho đến “Lửng lơ”. Chi tiết tiếng sáo đã được Tô Hoài khéo léo lồng ghép vào từng giai đoạn diễn biến tâm lí của nhân vật Mị một cách đấy tinh tế với những từ láy uyển chuyển, mượt mà và sinh động. Tiếng sáo từ ngoại cảnh đã tác động đến Mị, từ từ đi vào tiềm thức của cô và góp phần thức tỉnh một tâm hồn đã nguội lạnh. Khi nghe được tiếng sáo, Mị lẩm nhẩm thầm lời bài hát của người đang thổi sáo:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
Tiếng
sáo như sợi dây vô hình nối Mị với quá khứ hiện tại làm sống dậy trong Mị bao
kí ức tươi đẹp “Ngày trước Mị thổi sáo giỏi…. Mị thổi lá cũng hay như thổi
sáo. Có biết bao bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.” Tiếng sáo đã
đánh thức một phần đời tươi đẹp đã qua của Mị, đưa cô từ cõi quên trở về cõi nhớ.
Mị bắt đầu có dịp được chiêm
nghiệm, tìm lại hình ảnh chính mình ngày trước và trong giây phút ấy, bao sức sống
tiềm tàng mãnh liệt bắt đầu tìm về, âm ỉ nhen nhóm trong lòng Mị. Giây phút Mị
nhớ về ngày trước cũng giống như giây phút Chí Phèo hoài niệm vậy, một con quỷ
dữ cũng đã từng có quá khứ, từng có ước mơ: mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng
cày thuê, vợ dệt vải rồi dành dụm tiền bạc mà sống thật hạnh phúc. Nếu như giây
phút hoài niệm của Chí Phèo chứng tỏ nhân tính đang quay về với anh thì ở nhân
vật Mị, sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng đang trỗi dậy khi cô bị tác động bởi
tiếng sáo và nhớ về chính mình ngày trước.
Trong
đêm tình mùa xuân, Mị cũng bắt đầu uống rượu “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực
từng bát.” Mị uống rượu một cách rất đặc biệt Cô không uống một cách từ tốn, mà tu cạn
bình rượu “Ực” trong nỗi buồn đau tê dại, cô tìm đến rượu như để quên đi thực tại, quên đi số phận
bi thảm của mình, nuốt đắng cay vào lòng và quên đi tất cả mọi thứ xung quanh từ “Cả nhà thống lí
pá tra vừa ăn xong bữa cơm tết cúng ma” cho đến “Xung quanh chiêng đánh ầm
ĩ. người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xống, run bần bật. vừa hết bữa cơm lại tiếp
ngay bữa rượu lên bếp lửa” Những cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn Mị đi kèm
theo những hình ảnh sáo, rượu đã cùng nhau tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Rượu
và tiếng sáo chính là chất men say đánh thức phần đời đã mất của Mị. Cô đang từ
từ sống về ngày trước và không điều gì có thể ngăn được niềm vui sướng của Mị
lúc này “Lòng Mị đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước.”
Lúc
bấy giờ, “rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không
biết, Mị vẫn ngồi trở một mình giữa nhà.” Khoảnh khắc mọi người kết thúc buổi
chơi ngày tết cũng là lúc tâm hồn, sức sống của Mị mới bắt đầu trỗi dậy. “Mãi
sau, Mị mới trỗi dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào
trong buồng” bởi chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết cả. Những năm trước
cô cũng không thèm đi nhưng năm nay, Mị đã bắt đầu biết trông ra cái cửa sổ lỗ
vuông mờ mờ trăng trắng để chờ đợi những tia hy vọng, những điều tốt đẹp đến với
mình. Tâm hồn của Mị lúc này phơi phơi niềm vui “Đã từ nãy Mị thấy phơi phới
trở lại trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước.” Lần đầu
tiên Mị bắt đầu ý thức được tuổi xuân của mình: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ”
và cô khao khát được đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc, tự do:”Mị muốn
đi chơi.” Chính lúc đó, Mị tủi thân khi nghĩ về thực tại. Mị đã có chồng
nhưng người chồng ấy không tình yêu, không hạnh phúc n“Không có lòng với
nhau mà cũng phải ở với nhau”. Những
hồi tưởng ấy làm Mị trẻ lại song cũng khiến cô ê chề, đau đớn. Đó cũng chính là
chất xúc tác mạnh mẽ làm trồi dậy khát vọng sống bên trong Mị. Ý thức phản
kháng của cô bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết “nếu có nắm lá ngón
trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay. chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại
chỉ thấy nước mắt ứa ra.” Niềm vui và nỗi đau khổ cứ đan xen giằng xé nơi
tâm hồn Mị. Diễn biến tâm trạng của cô lúc này bắt đầu phức tạp, có đôi lúc mơ
hồ nhưng tất cả lại làm bật lên rõ nét khát vọng sống, sức sống tiềm tàng mãnh
liệt ở Mị. Mị muốn được giải thoát bao nỗi đọa đày, số phận ê chề. Chính sức sống
tiềm tàng mãnh liệt ấy cũng là tiền đề, khởi đầu cho việc cởi trói giải thoát
cho A Phủ và giải phóng cho chính mình vào mùa đông năm sau. Số phận của Mị
cũng chính là sự hồi sinh mãnh liệt của cuộc đời cô bởi lẽ sự hồi sinh của con
người là vô cùng quý giá.
“....Nhưng
điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không
giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vãn sống âm thầm,
tiềm tàng mãnh liệt.” (Tô Hoài) Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã khắc họa
chân thật cảnh sống của con người vùng núi cao Tây Bắc, đồng thời bộc lộ rõ nét
phong cách của Tô Hoài: Màu sắc dân tộc đậm đà và đặc biệt là chất thơ, chất trữ
tình đằm thắm được thể hiện rõ nét qua đoạn trích Mị trong đêm tình mùa xuân.
Chất thơ trong văn Tô Hoài được thể hiện sâu sắc qua đời sống sinh hoạt và tạp
quán của con người khi xay dựng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống thường
nhật của người Tây Bắc như ngôi nhà gỗ với bếp lửa bập bùng suốt mùa đông, cảnh
cõng nước, quay sợi và không khí ngày tết của Hồng Ngài mang đậm hơi thở, hương
vị của núi rừng cuộc sống chất thơ cũng toát ra bởi chính con người nhân vật Mị.
Chính sức sống tiềm tàng, rạo rực âm thầm cháy đã ngăn cản sự lụi tàn của tâm hồn
và trở thành sức mạnh giúp cô xua tan đi tất cả bóng đêm trong số phận. Tô hoài
đã tạo nên chất thơ trong tác hẩm qua ngôn ngữ nghệ thuật khi sử dụng hàng loạt
âm thanh cùng nhiều hình ảnh gợi cảm vừa rực rõ màu sắc vừa rất đỗi nên thơ
cũng như kết hợp nhuần nhuyễn không khí lãng mạn và bút pháp trữ tình cũng sự
mượt mà của văn phong điêu luyện. Chính những yếu tố trên cùng với những tình cảm
thương mến của Tô Hoài dành cho người dân tây bắc đã tạo nên một đêm tình mùa
xuân rất thơ mộng làm bừng sáng lên cuộc đời tăm tối của Mị cũng như để lại biết
bao tình thương nỗi nhớ trong lòng hàng triệu độc giả bởi những câu văn mang nặng
hơi thở cuộc sống và tình thương bao la của một nhà văn rất đỗi tài năng!
“Nghệ
thuật luôn nằm ngoài định luật của băng hoại chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.
Thời gian vẫn trôi đi, có những cuộc chiến qua đi, những giá tri mới được tạo
dựng những những gì là văn chương, nghệ thuật đích thực sẽ luôn sống mãi cùng
thời gian nhờ những giá trị mà nó mang đến cho cuộc sống con người. “Vợ chồng A
Phủ” chính là những giá trị tốt đẹp, là bức tranh khắc họa chân thật cảnh sống
cũng như phẩm chát, đức tính và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của đồng bào tây bắc,
chính bởi lẽ đó mà tác phẩm luôn sống trọn vẹn trong lòng người đọc bao năm
tháng qua!
Ng Khánh Lệ Huyền
Nhận xét
Đăng nhận xét